Một số nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu nghiên cứu về con đường đi lên CNXH của các nhà kinh điển Mác-Lênin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 33 - 38)

đi lên CNXH của các nhà kinh điển Mác-Lênin

CNXH là một chế độ xã hội mới trong lịch sử nhân loại với mục đích giải phóng và đem lại quyền lực, lợi ích cho quảng đại quần chúng nhân dân, đồng thời đây cũng là những hoạt động thực tiễn để thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của chế độ xã hội mới đó. Tuy nhiên, vào thời C.Mác và Ph.Ăngghen sống, ngoài “Công xã Pari” (1871), thì chưa có thực tiễn xây dựng CNXH. Vì thế quan điểm của Mác và Ăngghen về CNXH chỉ có tính dự báo về những nguyên tắc chung nhất, cơ bản nhất của CNXH. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết gắn với tên tuổi của V.I.Lênin đã làm cho CNXH từ một học thuyết đã trở thành một chế độ xã hội kiểu mới. Các quan điểm của Lênin và thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười là sự kế thừa và vận dụng các quan điểm của Mác và Ăngghen về CNXH trong điều kiện cụ thể của nước Nga. Từ những nghiên cứu, dự báo của Mác và Ăngghen và từ thực tiễn xây dựng CNXH trong những năm đầu sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền, đặc biệt là thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới, có thể rút ra ba nguyên tắc mang tính phương pháp luận chủ yếu trong việc nghiên cứu, tìm tòi con đường đi lên CNXH, nhất là đối với các nước có nền kinh tế còn kém phát triển như Việt Nam. Đó là: sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa quy luật chung với đặc điểm truyền thống dân tộc, sự thống nhất giữa tính đồng nhất bản chất của CNXH và tính đa dạng của hình thức thực hiện.

- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Đây là nguyên tắc nhất quán của các nhà kinh điển Mác Lênin trong quá trình tìm tòi con đường đi lên CNXH, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế còn lạc hậu.

Ngay khi viết bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã cho rằng, quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh ra, mà chính chúng chỉ là biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta. Sau khi lý luận của CNXH khoa học ra đời, Mác và Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh phải lấy tiêu chuẩn thực tiễn để kiểm nghiệm những lý luận đó. Bản thân các ông đã từng đúc kết kinh nghiệm của thực tiễn cách mạng Công xã Pari để bổ sung và phát triển các quan điểm cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong lời nói đầu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản viết cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1872, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ: “Mặc dầu hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, nhưng cho đến nay, xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày trong “Tuyên ngôn” này vẫn còn hoàn toàn đúng. Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại. Chính ngay “Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II. Đoạn này, ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt, cũng phải viết khác đi. Vì đại công nghiệp đã có những bước tiến hết sức lớn trong hai mươi lăm năm qua”1. Ph. Ăngghen cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, lý luận không phải là điểm xuất phát của việc nghiên cứu, mà chỉ là kết quả cuối cùng của nó, rằng, “không phải thế giới tự nhiên và loài người tìm cách thích ứng với nguyên tắc, mà ở chỗ nguyên tắc phải phù hợp với thế giới tự nhiên và điều kiện lịch sử mới đúng đắn”2. Nguyên tắc lý luận thống nhất với thực tiễn được coi là nguyên tắc có tính phổ biến trong việc tìm kiếm con đường đi lên CNXH. Trong bức thư gửi cho V.I.Daxulich ở Giơnevơ ngày 23-4-1885, Ph. Ăngghen cũng đã viết: “Theo ý kiến tôi, học thuyết lịch sử của Mác là điều kiện cơ bản của mọi sách lược cách mạng kiên định và nhất quán; muốn tìm ra sách lược này, chỉ còn vận dụng học thuyết vào những điều kiện kinh tế và chính trị của nước hữu quan”3. Như vậy, có thể thấy nguyên tắc lý luận thống nhất với thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tìm kiếm con đường đi lên CNXH nói chung và đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế còn lạc hậu, kém phát triển.

1

C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1995, t. 18, tr. 128

2

Trích theo: Hội thảo khoa học Trung- Việt: Chủ nghĩa xã hội cái phổ biến và cái đặc thù, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000,

tr. 161

3

- Nguyên tắc thống nhất giữa quy luật chung với đặc điểm truyền thống dân tộc

Nguyên tắc này còn được hiểu là sự thống nhất giữa quy luật chung và quy luật đặc thù. Từ nguyên tắc này, mà khi phân tích sản xuất TBCN C.Mác đã chỉ rõ sản xuất TBCN vừa mang tính chất của sản xuất hàng hóa nói chung vừa mang những nét đặc thù của phương thức sản xuất TBCN. Chính vì vậy, trong bộ “Tư bản” nổi tiếng của mình, C.Mác không chỉ vạch ra những quy luật kinh tế đặc thù riêng có của CNTB mà cả những quy luật chung cho nhiều phương thức sản xuất khác như quy luật kinh tế hàng hóa (quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ, quy luật tích lũy và tái sản xuất mở rộng…). Và cũng chính trong bộ “Tư bản”, C.Mác còn chỉ ra rằng, ngay ở cả những nước có cơ sở kinh tế như nhau, vẫn có những sự khác biệt về hình thức phát triển của dân tộc. C.Mác viết rằng: “cơ sở kinh tế xét về điều kiện chủ quan là giống nhau có thể do có nhiều khác nhau về kinh nghiệm, điều kiện tự nhiên, quan hệ chủng tộc cùng với những ảnh hưởng lịch sử do tác động bên ngoài gây ra…mà biểu hiện ra nhiều kiểu biến đổi và sự khác biệt về mức độ, xét về mặt hiện tượng”1; vì thế, “Chúng tôi không bao giờ quyết đoán rằng để đạt tới mục đích đó, đâu đâu cũng phải dùng những biện pháp như nhau….Chúng tôi biết rằng cần phải chú ý đến những thiết chế, phong tục và truyền thống của các nước khác nhau”2.

Kế thừa các tư tưởng của Mác và Ăngghen, V.I.Lênin nêu rõ: CNXH mà Mác và Ăngghen đóng góp chỉ là nguyên lý chỉ đạo chung, còn vận dụng cụ thể nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể ở mỗi nước lại khác nhau, ở nước Anh khác với nước Pháp, ở nước Pháp khác với nước Đức, ở nước Đức lại khác với nước Nga. Vận dụng nguyên tắc này đối với nước Nga, Lênin cho rằng, đây chính là cái cẩm nang về phương pháp của con đường đi lên CNXH ở nước Nga. Nước Nga cũng như đối với các nước khác cần phải có sự phát triển độc lập trên tinh thần của chủ nghĩa Mác ở nước mình. Các nước đi lên CNXH đều có mục tiêu chung, nhưng mỗi nước đi tới mục tiêu chung đó lại không hoàn toàn giống nhau, vì vậy phải tìm tòi con đường riêng và cần phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội, đặc điểm truyền thống dân tộc ở mỗi nước. Lênin đã viết rằng: “Chừng nào mà giữa các dân tộc và các nước vẫn còn những sự khác nhau về dân tộc và về chế độ nhà nước…, thì chừng đó, sự thống nhất sách lược quốc tế của phong trào công nhân cộng sản tất cả các nước vẫn không đòi hỏi phải xóa bỏ mọi màu sắc khác

1

Trích theo: Hội thảo khoa học Trung Việt, sđd, tr. 162

2

nhau, vẫn không đòi hỏi phải thủ tiêu mọi sự khác nhau về dân tộc…, mà nó đòi hỏi phải áp dụng những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản…sao cho những nguyên tắc ấy được cải biến đúng đắn trong những vấn đề chi tiết, được làm cho phù hợp, cho thích hợp với những đặc điểm dân tộc….Tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện, dự đoán, nắm vững những gì là đặc điểm dân tộc trong cách thức cụ thể mà mỗi nước dùng để giải quyết nhiệm vụ quốc tế thống nhất”1. Như vậy các nhà kinh điển Mác-Lênin đã không lấy quy luật chung để phủ định các đặc điểm truyền thống dân tộc, cũng không phủ định quy luật chung bằng các đặc điểm truyền thống dân tộc, mà phân tích cụ thể các đặc điểm dân tộc trên cơ sở của quy luật chung, vận dụng thống nhất hai mặt này một cách hữu cơ trong quá trình tìm kiếm con đường đi lên CNXH.

- Nguyên tắc thống nhất giữa tính đồng nhất bản chất của CNXH và tính đa dạng của hình thức thực hiện CNXH

Nguyên tắc này, về thực chất là tương đồng với hai nguyên tắc ở trên. Tính đồng nhất (còn được hiểu là tính thống nhất, nhất trí) của bản chất CNXH và tính đa dạng của hình thức thực hiện là một yếu tố khách quan trong sự phát triển của CNXH. Bản thân tính đồng nhất của CNXH hàm chứa tính đa dạng trong sự phát triển của CNXH. Tính đồng nhất ở đây không loại trừ tính đa dạng, mà ngược lại, nó lấy tính đa dạng làm điều kiện. Tính đồng nhất làm cho những sự kiện đơn nhất, đặc thù khác nhau liên kết hữu cơ với nhau. Trong khi đó tính đa dạng lại làm cho những sự kiện đơn nhất, đặc thù ấy độc lập một cách tương đối, tức là nó không đơn độc tồn tại mà tồn tại trong một chỉnh thể mang tính đồng nhất và có tính phổ biến. Các nhà kinh điển Mác-Lênin cho rằng, mọi nhận thức thực sự, triệt để chỉ là ở chỗ: trong tư duy, chúng ta nâng cái đơn nhất từ tính đơn nhất đến tính đặc thù và từ tính đặc thù lên tính phổ biến.

Thực hiện nguyên tắc này, một mặt, Mác và Ăngghen đã luôn kiên định tính thống nhất trong việc phát triển CNXH và kiên định tính nhất trí về đặc trưng bản chất của CNXH ở các nước. Đồng thời các ông đã phê phán kịch liệt quan điểm xa rời nguyên lý phổ biến của CNXH khoa học, muốn gắn cho mình cái gọi là “chủ nghĩa xã hội dân tộc”. Mặt khác, với tinh thần sáng tạo, Mác và Ăngghen đã nêu ra tính đa dạng của hình thức thực hiện CNXH. Trong bức thư gửi cho Ban biên tập “Ký sự tổ quốc”, C.Mác đã

1

phản đối lời tóm tắt lịch sử ra đời con đường phát triển các dân tộc của Mikhailovsky, thủ lĩnh phái dân túy Nga. Trong bản “Phê phán dự thảo cương lĩnh Đảng xã hội dân chủ năm 1891”, Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng: ở nước Anh, một nước có nền dân chủ tư sản khá phát triển, cuộc cách mạng XHCN có lẽ sẽ chọn con đường tương đối hòa bình, còn ở nước Đức, một nước có tàn dư chuyên chế phong kiến nặng nề thì không thể đi con đường này, mà phải mở ra con đường mới ở những nước này. Rõ ràng các quan điểm trên của Mác và Ăngghen đã bao hàm tư tưởng về tính đa dạng của hình thức thực hiện CNXH. Tính đồng nhất, nhất trí của bản chất XHCN thể hiện quy luật chung và đặc trưng bản chất chung của phong trào XHCN ở các nước, còn tính đa dạng về hình thức thực hiện con đường XHCN thì thể hiện những đặc điểm dân tộc và nét riêng độc đáo của dân tộc trong quá trình phát triển. Vấn đề này còn được V.I.Lênin làm rõ trong quá trình nghiên cứu con đường đi lên CNXH. Vào trước Cách mạng Tháng Mười (1917), Lênin đã từng nhận định rằng: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi tới CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo XHCN đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”1. Qua thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười và công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga mấy năm sau đó, Lênin cũng đã có những đúc kết rằng: “…Để đạt tới mục đích chiến thắng giai cấp tư sản thì đều giống nhau về bản chất, song mỗi nước lại hoàn thành quá trình phát triển ấy theo cách thức riêng của mình…, một mặt, phải nhận thức thật rõ những nhiệm vụ cơ bản, có tính chất nguyên tắc…, và mặt khác phải nhận rõ những đặc điểm cụ thể đã có và tất nhiên phải có của cuộc đấu tranh ấy, theo đúng những đặc trưng của mỗi nước về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, thành phần dân tộc,…”2. Như vậy, các nhà kinh điển Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, con đường đi lên CNXH ở các nước là theo bản chất chung một cách thống nhất, nhưng trong các điều kiện, đặc điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau thì lại có sự vận động thông qua các mô hình xây dựng cụ thể, các con đường và biện pháp thực hiện riêng biệt khác nhau. Con đường đi lên CNXH ở các quốc gia, dân tộc là phong phú, đa dạng, phụ thuộc vào những nét đặc thù ở mỗi quốc gia, dân tộc đó, nhờ vậy các quy luật phổ

1

V.I. Lênin: Toàn tập, t. 30, Nxb Tiến bộ, M., 1981, tr.160

2

biến có tính đồng nhất về bản chất của CNXH cũng ngày càng được củng cố, càng được bổ sung một cách sâu sắc.

Ba nguyên tắc nêu trên, về thực chất đều bao hàm sự thống nhất các vấn đề mang tính phổ biến và các vấn đề mang tính đặc thù (cái phổ biến và cái đặc thù) của con đường đi lên CNXH. Với nguyên tắc có tính nhất quán và như một cây cẩm nang này

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)