0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Một số quan điểm có giá trị bền vững về con đường đi lên CNXH của các nhà kinh điển Mác-Lênin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM POT (Trang 38 -46 )

được trang bị vũ khí sắc bén để tìm tòi, sáng tạo trong quá trình xây dựng CNXH. Trong quá trình tìm tòi con đường đi lên CNXH, nếu vận dụng nguyên tắc này một cách đúng đắn, sáng tạo sẽ đạt được mục tiêu đi lên CNXH. Trái lại, đi ngược lại với tính thống nhất của nguyên tắc phương pháp luận đó, công cuộc xây dựng CNXH sẽ có thể bị chệch hướng. Vì vậy, trong quá trình vận dụng những nguyên tắc trên, các nước cần phải chống lại hai khuynh hướng: một là, quá nhấn mạnh một cách phiến diện nguyên lý có tính phổ biến của CNXH mà coi nhẹ những điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm, nét đặc thù của quốc gia làm cho con đường đi lên CNXH trở nên cứng nhắc, thiếu sáng tạo không bảo đảm định hướng cho thực tiễn của CNXH; hai là, xa rời nguyên lý phổ biến của CNXH, nhấn mạnh một chiều những đặc điểm, đặc thù của tình hình đất nước mình làm cho con đường đi lên CNXH bị chệch hướng, không đạt được mục tiêu CNXH.

1.2.2 Một số quan điểm có giá trị bền vững về con đường đi lên CNXH của các nhà kinh điển Mác-Lênin kinh điển Mác-Lênin

- Sự tất yếu lịch sử của CNXH thay thế CNTB thông qua cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng CNXH

Các nhà kinh điển Mác Lênin đã khẳng định rằng, mọi quốc gia, dân tộc sớm muộn đều sẽ đi lên CNXH, đó là một tất yếu phổ biến của lịch sử xã hội loài người. Vấn đề này được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trong đó các ông đã khẳng định về sự thắng lợi tất yếu của CNXH và sự thất bại không tránh khỏi của CNTB. Các ông khẳng định: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”, rằng, “sớm hoặc muộn sẽ dẫn đến sự thống trị của giai cấp vô sản trên toàn thế giới”1. Sự thắng lợi tất yếu của CNXH và sự sụp đổ không tránh khỏi của CNTB xuất phát từ một hiện thực là quan hệ

1

sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã được CNTB thể hiện trong việc xác lập sự thắng lợi của mình khi chế độ phong kiến đã trở thành vật cản cho sự phát triển của lực lượng sản xuất mới. Tiếp đó, trong xã hội TBCN đã xuất hiện mâu thuẫn giữa tính xã hội của lực lượng sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân trong quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt, nhất là thông qua các cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ và trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa vô sản và tư bản. Quan hệ sản xuất TBCN không còn thích hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, tiến bộ hơn nên CNTB phải sụp đổ như chế độ phong kiến đã sụp đổ trước đó. Đương nhiên, cũng cần nhận rõ là sự sụp đổ của CNTB không phải một sớm một chiều, mà còn rất lâu, phải trải qua những cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, mà cụ thể phải thông qua cách mạng vô sản trong những điều kiện mới.

Các nhà kinh điển Mác-Lênin đã khẳng định tính tất yếu của việc thực hiện cách mạng vô sản để đi đến CNXH. Mác và Ăngghen viết rằng: “Mỗi cuộc cách mạng đều phá hủy xã hội cũ, và vì thế nó mang tính chất xã hội. Mỗi cuộc cách mạng đều lật đổ chính quyền cũ, và bởi vậy nó có tính chất chính trị….Cách mạng nói chung – lật đổ chính quyền hiện có và phá hủy những quan hệ cũ – là một hành vi chính trị. Nhưng CNXH không thể được thực hiện mà không có cách mạng”1. Tính tất yếu của cách mạng vô sản không chỉ xuất phát từ chỗ, chỉ có cuộc cách mạng triệt để này mới gột bỏ được những tàn dư của xã hội cũ mà quan trọng hơn là không còn phương thức nào khác có thể giúp giai cấp vô sản giành được chính quyền vào tay mình. Các ông viết rằng: “cách mạng là tất yếu nhưng không những vì không thể lật đổ giai cấp thống trị bằng một phương thức nào khác mà còn chỉ vì có trong cách mạng giai cấp đi lật đổ giai cấp khác mới có thể quét sạch mọi sự thối nát của chế độ cũ đang bám chặt theo mình”2. Theo các ông, cách mạng giành chính quyền có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như vũ trang, hoặc bạo lực chính trị mang tính hòa bình. Tuy nhiên, cách mạng là phương thức duy nhất để lật đổ giai cấp thống trị của xã hội cũ. Cách mạng nhằm lật đổ chế độ TBCN là cách mạng vô sản, do giai cấp vô sản lãnh đạo. Đây là cuộc cách mạng thủ tiêu toàn bộ chế độ người bóc lột người, xứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng

1

C.Mác và Ăngghen, Sđd, t. 1, tr. 616

2

thuộc về giai cấp vô sản – giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, tiêu biểu cho xu thế phát triển của lịch sử. Điều đó cho thấy giai cấp vô sản làm cách mạng là đòi hỏi khách quan tất yếu. Các ông cũng chỉ rõ rằng: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”1.

Cách mạng vô sản là tất yếu để đi đến CNXH. Đây là quy luật mang tính phổ biến. Thực hiện cuộc cách mạng này, trước hết là phải giành lấy chính quyền. Trong tác phẩm

Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen viết rằng: “giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị -

ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp của giai cấp vô sản – thì giai cấp trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu”2. Như vậy, vấn đề giành chính quyền là vấn đề tất yếu, cơ bản của cách mạng vô sản nói riêng, của mọi cuộc cách mạng nói chung. Tuy nhiên, việc giành chính quyền không phải cứ tuân theo một quy luật bất biến mà nó đa dạng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Các ông khẳng định: “ một ngày nào đó, công nhân sẽ phải giành lấy chính quyền vào tay mình để thiết lập một tổ chức lao động mới;…Song chúng tôi không bao giờ quyết đoán rằng để đạt tới mục đích đó, đâu đâu cũng phải dùng những biện pháp như nhau”3. Kế thừa luận điểm của Mác và Ăngghen về sự cần thiết tất yếu của bạo lực cách mạng – một công cụ “bà đỡ” trong các cuộc cách mạng, khi phân tích đặc điểm của nhà nước tư sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc , Lênin rút ra kết luận về tính tất yếu phổ biến của cách mạng bạo lực. Ông viết: “Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường “tiêu vong” được, mà chỉ có thể theo một quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi”4. Cách mạng vô sản có thể bằng phương pháp hòa bình nhưng vẫn không phải là loại trừ bạo lực. Theo Lênin, bạo lực cách mạng không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà bao gồm cả lực lượng chính trị đấu tranh của quần chúng.

1 Mác và Ăngghen, Sđd, t. 4, tr. 610 2 Mác và Ăngghen, Sđd, t. 3, tr. 48 3 Mác và Ăngghen, Sđd, t. 18, tr. 218 4

Con đường đi lên CNXH tất yếu cần tới cách mạng vô sản. Việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và giành lấy chính quyền, đó là mục đích trước mắt của giai cấp vô sản. Mục đích cuối cùng của họ là xây dựng CNXH và CNCS. Để xây dựng CNXH, trước hết phải xây dựng một nhà nước của giai cấp vô sản. Đây chính là hình thức chuyên chính vô sản – một nhà nước kiểu mới thực hiện việc tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản dưới những hình thức mới. V.I.Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản là điều kiện chính trị tất yếu của cuộc cách mạng xã hội từ CNTB lên CNXH. Ông viết: “Muốn hoàn thành cuộc cách mạng xã hội đó, giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền, chính quyền đó sẽ khiến cho giai cấp đó có được địa vị làm chủ và khắc phục được mọi trở lực trên con đường tiến tới mục đích vĩ đại của nó. Theo ý nghĩa đó, chuyên chính vô sản là điều kiện chính trị tất yếu của cuộc cách mạng xã hội”1. Thực chất của nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước của giai cấp vô sản. Đó là nhà nước không chỉ dùng bạo lực, cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà là ở chỗ tính tổ chức và kỷ luật của giai cấp vô sản. Bạo lực cũng chỉ là bà đỡ cho sự ra đời của một xã hội mới. Mục đích của nhà nước này là xây dựng thành công CNXH, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, đáp ứng ngày càng cao đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân. Muốn đạt mục đích này phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài từ CNTB lên CNXH.

- Giai cấp công nhân liên minh với các giai tầng xã hội để xây dựng CNXH

Cùng với việc khẳng định tất yếu của cách mạng vô sản và thực hiện chuyên chính vô sản trong việc thực hiện con đường đi lên CNXH, các nhà kinh điển Mác-Lênin đã khẳng định tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân - “người bạn đồng minh của giai cấp công nhân” - và đội ngũ trí thức trong việc giành chính quyền và xây dựng CNXH, đặc biệt đối với những nước nông nghiệp mà nông dân chiếm số đông. Trong những nước có nền kinh tế lạc hậu, khi đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề liên minh công nông với các tầng lớp lao động khác chẳng những là tất yếu trong quá trình giành chính quyền, mà quan trọng hơn, còn là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Quá độ đi lên CNXH là một giai đoạn tất yếu, trong đó, thực hiện chuyên chính vô sản là một yêu cầu tất yếu. Do vậy liên minh công, nông, trí thức cũng hoàn toàn mang tính tất yếu khách quan. V.I.Lênin cho rằng: “chuyên chính vô sản là

1

một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức…)”1.

Quan điểm của Lênin về con đường xây dựng CNXH ở nước Nga tiểu nông phải bằng con đường quá độ đặc biệt, nhìn một cách sâu xa từ cơ sở kinh tế - xã hội thì chính là do giai cấp công nhân ở Nga lúc bấy giờ chưa phát triển ở mức độ cao, trong khi đó nông dân chiếm đại đa số dân cư. Trong điều kiện như vậy, Lênin cho rằng, cách mạng XHCN muốn giành thắng lợi triệt để phải có hai điều kiện, mà một trong số đó là phải có “sự thỏa thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện sự chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa số nông dân”2. Trong thực tiễn, điều kiện đó đã được Lênin thực hiện bằng chính sách kinh tế mới ở nước Nga, và kết quả là chính sách kinh tế mới đã củng cố được nhà nước XHCN non trẻ lúc bấy giờ. Liên minh công nông được thực hiện trong thời kỳ chính sách kinh tế mới được coi là con đường tất yếu để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH trong điều kiện nền kinh tế còn thấp ở Nga lúc bấy giờ. - Phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hóa tư liệu sản xuất chủ yếu là nền tảng kinh tế của CNXH

Các nhà kinh điển Mác-Lênin đã khẳng định một nguyên lý mang tính phổ biến trong quá trình phát triển của xã hội loài người rằng, nền tảng kinh tế (cơ sở hạ tầng) nào thì sẽ hình thành các thiết chế chính trị - xã hội (kiến trúc thượng tầng) tương ứng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã nêu rõ: “Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”3. Ph.Ăngghen cũng đã từng chỉ rõ rằng, cũng tương tự như bất cứ học thuyết mới nào, trước tiên CNXH phải xuất phát “từ những tư liệu sản xuất đã tích lũy từ trước”. Và ông nhấn mạnh: Gốc rễ của (chủ nghĩa xã hội hiện đại) nằm sâu trong những sự kiện kinh tế vật chất, nghĩa là không nên và không được phép lẫn lộn “Nội dung” với “Hình thức lý luận”, “Tư liệu tư tưởng” với “Gốc rễ” kinh tế, vật chất của CNXH khoa

1 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 38, tr. 452 2 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 43, tr. 69 3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, t. 21, tr. 11

học, và phải xem cơ sở phát triển của CNXH từ không tưởng đến khoa học, từ những tiền đề lý luận và gốc rễ kinh tế, vật chất của CNXH1.

Nền tảng kinh tế của CNXH được các nhà kinh điển Mác Lênin khẳng định trong việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội, đồng thời thực hiện xã hội hóa những tư liệu sản xuất chủ yếu. Các ông cho rằng cách mạng XHCN là tiến tới xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN – nguồn gốc đẻ ra nạn người bóc lột người. Tuy nhiên các ông cũng cho rằng đây không phải là mục tiêu duy nhất của CNXH, và cơ sở để xóa bỏ tư hữu là lực lượng sản xuất phải được phát triển đến một trình độ nhất định với trình độ xã hội hóa cao chứ không phải bằng mong muốn chủ quan. Mác và Ăngghen chỉ rõ rằng, trong việc xóa bỏ chế độ tư hữu thì “chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả”, mà chỉ “tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu…để nô dịch lao động của người khác”2. Mục đích của việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN cũng chính là để giải phóng lực lượng sản xuất, để “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên” – điều kiện để đảm bảo tiền đề vật chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, thực hiện lý tưởng cộng sản. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại là cơ sở vật chất để thủ tiêu chế độ tư hữu, và chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng thì nó mới có năng xuất cao, sản phẩm xã hội dồi dào, và đó chính là con đường tất yếu để tiến tới một xã hội mới tốt đẹp - XHCN và cộng sản chủ nghĩa. Mác và Ăngghen viết: “sự phát triển ấy của lực lượng sản xuất (cùng với sự phát triển này, sự tồn tại có tính chất lịch sử thế giới, chứ không phải có tính chất địa phương nhỏ hẹp, của con người đã thực hiện một cách kinh nghiệm chủ nghĩa) là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM POT (Trang 38 -46 )

×