Kết hợp chặt chẽ giữa những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh với điều kiện đặc thù của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 144 - 145)

C. Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Tập 25, Phần I, tr 270.

3.1.3 Kết hợp chặt chẽ giữa những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh với điều kiện đặc thù của

Lênin, quan điểm vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh với điều kiện đặc thù của Việt Nam giai đoạn hiện nay

Như phần trên đã đề cập, tư tưởng Hồ Chí Minh thực tế đã là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin với điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Tuy nhiên, đặc thù của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh ngoài những yếu tố truyền thống còn là thực tế lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến những năm 60 của thế kỷ XX.

Trong giai đoạn lịch sử này, nhiệm vụ chính của Việt Nam là đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến hành cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Từ 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã xác định rõ con đường đi lên CNXH ở Việt

Nam. Con đường đó được chỉ ra qua đường lối tổng quát là: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hoá tư tưởng trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt nhằm xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới.

Từ đó đến những năm của thập kỷ bảy mươi của thế kỷ XX, sau khi đất nước thống nhất năm 1975, do chế độ tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài, nền kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trước vô vàn những khó khăn chồng chất, Đảng đã thực hiện chủ trương đổi mới. Sự nghiệp đổi mới đã đem lại những thành tựu hết sức quan trọng. Vị thế của Việt Nam đã ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy vậy, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp; các thế lực thù địch lại tìm mọi cách phá hoại làm cho con đường đi lên CNXH của Việt Nam không thể không xuất phát từ điều kiện thực tế hiện nay nhất là thực tế của công cuộc đổi mới.

Công cuộc đổi mới cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải có sự điều chỉnh bổ sung, nhất là về mô hình XHCN và con đuờng đi lên CNXH ở Việt Nam. Chỉ có tổng kết toàn bộ quá trình đổi mới mới có thể từng bước xây dựng được quan niệm đúng đắn hơn về mục tiêu và con đường phát triển của đất nước. Chính quá trình đổi mới đã khẳng định rõ nét hơn về những điều kiện đặc thù của Việt Nam khi đi vào con đường phát triển mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)