MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁI PHỔ BIẾN VÀ ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 152 - 156)

C. Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Tập 25, Phần I, tr 270.

3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁI PHỔ BIẾN VÀ ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ

KỶ XXI

3.2.1 Hệ giải pháp xác định, nhận thức cái phổ biến về con đường đi lên CNXH

Giải pháp 1:Phải nắm chắc hơn nữa các quy luật chung của sự vận động lịch sử

để có thể vận dụng sáng tạo vào Việt Nam.

Thực tế cho thấy, con người chỉ có thể vận dụng sáng tạo bất kì lý luận chung nào khi hiểu thực sự thấu đáo về các lý luận đó. Chính vì thế, Mác, Ăngghen, Lênin đều là những người nghiên cứu hết sức kĩ lưỡng những tư tưởng của nhân loại được thể hiện qua các tài liệu triết học, kinh tế chính trị học, CNXH không tưởng, các khoa học tự nhiên, nghiên cứu lịch sử và các lĩnh vực khác.

Thực chất của việc nghiên cứu các khoa học này là để nắm những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, các kinh nghiệm chung của lịch sử để có thể vận dụng vào các trường hợp cụ thể. Lênin đã từng khẳng định rằng người nào không nắm được những vấn đề chung, người đó sẽ vấp phải những vấn đề chung đó trong từng bước đi cụ thể của mình.

Về nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, thì ở Liên Xô trước đây và Trung Quốc hiện nay đã có những công trình hết sức đồ sộ. Việt Nam nếu làm theo cách mà Liên Xô và Trung Quốc sẽ khó có thể vượt hơn. Vì vậy, Việt Nam cần phải kế thừa các tài liệu đã có và đặc biệt chú ý khai thác các tài liệu kinh điển những vấn đề mà Việt Nam đang cần.

Nhưng không phải mang tính chắp vá mà phải thực sự cơ bản và có hệ thống, chuẩn xác hoá lại những vấn đề mà Việt Nam đã hiểu sai hoặc vận dụng sai, những vấn đề cần phát triển và bổ sung thêm.

Cũng cần thấy rằng việc nghiên cứu con đường đi lên CNXH ở Việt Nam không gói gọn trong phạm vi lý luận của CNXH khoa học mà nằm trong toàn bộ lý luận macxít, trong đó phải kể trước hết đến Triết học. Không có một quan điểm triết học đúng đắn và nhất quán sẽ dễ đi đến những cách nhìn phiến diện, thiên lệch và nhiều sai lầm khác.

Trong việc nghiên cứu về kinh tế-chính trị phải xác định cho được các quy luật phát triển của kinh tế, các động lực của sự phát triển kinh tế trong các thời đại, đặc biệt là trong xã hội TBCN. Bộ “Tư bản” của Mác là một công trình vĩ đại đã phân tích sâu sắc sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế TBCN. Cần phải nghiên cứu lý luận kinh tế-chính trị học của Mác, đặc biệt là bộ “Tư bản” để tìm ra cách thức phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt phải rút ra được những quy luật và các quy trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.

Nghiên cứu lý luận CNXH khoa học là nghiên cứu một số dự báo của Mác, Ăngghen, Lênin về mô hình XHCN và con đường đi lên CNXH. Cần phải xác định rõ quá trình tìm tòi, phát triển từ Mác, Ăngghen đến Lênin, từ nhũng đặc điểm chung, khái quát đến từng nội dung cụ thể về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…

Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH cần tập trung vào mấy nội dung cơ bản:

- Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về CNXH như thế nào?

- Cơ sở lý luận ở phương Đông và phương Tây (ngoài chủ nghĩa Mác- Lênin) được Hồ Chí Minh sử dụng để dự báo về CNXH là gì?

- Cơ sở thực tế để Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về CNXH ở Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến những năm 60 của thế kỷ này.

Giải pháp 2: Nghiên cứu lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH và sự vận

dụng lý luận này ở các nước XHCN trước đây.

Hiện nay, có xu hướng không chú trọng đến giai đoạn xây dựng và phát triển của các nước XHCN trước đây hoặc chỉ chăm chú vào việc phê phán các mô hình cũ mà không chú ý đến việc chắt lọc những điều hợp lý về lý luận và những bài học cả thành công và thất bại của phong trào XHCN trước khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Đó là lối nhìn thiên lệch. Thực tế lịch sử không bao giờ có thể diễn ra một cách suôn sẻ. Nó phải trải qua rất nhiều thử nghiệm và cả những sự thất bại nặng nề. Nhưng lịch sử bao giờ cũng để lại những bài học đắt giá và chỉ có những thất bại ấy con người mới trở nên khôn ngoan hơn.

Chính Mác trước đây đã từng cho rằng Công xã Pari chưa thể thành công vì nó chưa có đủ điều kiện. Song, khi Công xã Pari nổ ra, Mác đã chăm chú theo dõi và cố gắng hướng dẫn phong trào này để giảm bớt những tổn thất và khi phong trào đã thất bại, Mác vẫn tổng kết một cách chi tiết để rút ra những bài học cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sau này.

Cần phải học tập tinh thần của Mác đối với Công xã Pari để đối xử với CNXH trước đây, tránh mọi sự mặc cảm, định kiến, tránh những đòi hỏi quá cao mà lịch sử chẳng bao giờ có thể đáp ứng được. Việc nghiên cứu con đường và mô hình CNXH trước đây, đương nhiên phải tập trung trước hết vào mô hình Xô Viết. Nhưng cùng với mô hình đó còn phải mở rộng ra một số mô hình khác, trong đó có mô hình CNXH Nam Tư, những ý kiến khác nhau về CNXH và con đường đi lên CNXH vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX. Việc nghiên cứu những vấn đề này phải thực sự khách quan, thực sự khoa học.

Cần phải thấy việc xác định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam không thể đạt được kết quả tốt nếu không có những bài học thành công và thất bại của giai đoạn xây dựng CNXH trước đây. Vì vậy, phải có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu giai đoạn lịch sử này và biết trân trọng những gì mà lịch sử đã tạo ra.

Giải pháp 3: Phải nghiên cứu một cách hệ thống các quan niệm về CNXH trong

lịch sử trước Mác và các quan niệm về CNXH ở phương Tây ngoài mácxít.

Lý luận về CNXH trước Mác là CNXH không tưởng. Mác, Ăngghen đã kế thừa có chọn lọc các tư tưởng này để xây dựng lý luận về CNXH khoa học. Vì vậy, để hiểu các tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen không thể không hiểu những nguồn gốc đã nảy sinh ra nó.

Trong “Bút kí triết học”, Lênin đã viết: “Không thể hoàn toàn hiểu được “Tư bản” của Mác và đặc biệt là chương I của cuốn sách đó, nếu chưa nghiên cứu kĩ và chưa hiểu toàn bộ lôgic của Hêghen”. Do đó, muốn hiểu rõ những tư tưởng mà Mác đã kế thừa sẽ không hiểu được Mác một cách đầy đủ.

Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, cũng phải chú trọng đến việc nghiên cứu quan niệm về CNXH của chủ nghĩa Mác phương Tây trong đó có cả quan điểm của CNXH dân chủ.

Về nguyên tắc, chủ nghĩa Mác phương Tây, CNXH dân chủ không phải là chủ nghĩa Mác chân chính. Ở đó đã có sự cắt xén và cả những quan niệm sai lạc về chủ nghĩa Mác. Họ ít chú ý đến sự phát triển chủ nghĩa Mác từ cuối thế kỷ XIX của Ăngghen và của Lênin. Họ đã “đẽo gọt” chủ nghĩa Mác cho phù hợp với thị hiếu của người phương Tây và khiến giai cấp tư sản cũng có thể chấp nhận được. Đồng nhất các tư tưởng của họ với tư tưởng khoa học của Mác sẽ mắc sai lầm về nguyên tắc. Tuy nhiên, trong các tư tưởng đó ta lại có thể nhìn thấy những yếu tố hiện thực, đặc biệt là những tác động cụ thể của những hoàn cảnh mới, thấy những biến đổi quan trọng của chủ nghĩa tư bản hiện đại và có thể xem đó là những tư liệu cần thiết có thể tham khảo để bổ sung cho nhận thức về con đường đi lên CNXH. Ở đây phải chống mọi mặc cảm, định kiến đã có từ trước đến nay.

Giải pháp 4: Nghiên cứu con đường đi lên CNXH của Trung Quốc, Cu Ba và các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước khác trên thế giới.

Trong thời kỳ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã hình thành lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc. Lý luận này đã kết tinh trí tuệ của Đảng Cộng sản và các nhà khoa học Trung Quốc. Lý luận đó là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào Trung Quốc cùng với

việc tham khảo lý luận ở các nước phương Tây. Nghiên cứu con đường xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 152 - 156)