Kết hợp chặt chẽ giữa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với những đặc điểm của thời đại ngày nay trong việc vận dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 143 - 144)

C. Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Tập 25, Phần I, tr 270.

3.1.2 Kết hợp chặt chẽ giữa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với những đặc điểm của thời đại ngày nay trong việc vận dụng

tưởng Hồ Chí Minh với những đặc điểm của thời đại ngày nay trong việc vận dụng cái phổ biến và đặc thù về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Mác, Ăngghen, Lênin đưa ra những quan điểm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Thời kỳ của Mác và Ăngghen là thời kỳ CNTB mới bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên của nó. Đó là thời kỳ phát triển của thị trường tự do. CNTB với tất cả những ưu thế của nó đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Trong vòng chưa đầy một thế kỷ, CNTB đã tạo ra “những lực lượng sản xuất lớn hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại”2.

Do sự tăng thêm của cải quá nhanh chóng đã làm cho CNTB giai đoạn này “trở thành quá chật hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải đã được tạo ra trong lòng nó nữa”1, và dựa vào cơ sở vật chất đó, Mác và Ăngghen đã chỉ ra con đường đi lên CNXH của các nước phát triển thời kỳ bấy giờ. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, CNTB đã chuyển thành CNTB tài chính, chủ nghĩa đế quốc. Lênin đã dự báo thêm về con đường đi lên CNXH của các nước mà CNTB chưa phát triển.

Song từ giữa thế kỷ XX và đặc biệt từ cuối thế kỷ XX CNTB đã có những bước phát triển mới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa đến sự hình thành kinh tế tri thức và làm cho lực lượng sản xuất bước sang một thời kỳ phát triển chưa từng thấy. CNTB không chỉ biến đổi về lượng mà đã có cả sự biến đổi về chất. Các hình thức sở hữu công đã ngày càng mở rộng. Xã hội có sự biến đổi từ cơ cấu kinh tế đến cơ cấu xã hội giai cấp và cả cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Thế giới đã diễn ra mạnh mẽ các quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những thời cơ mới cho các nước đang

1 V.I.Lênin: Toàn tập, T. 44, Sđd, tr. 189.

2C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb ST, 1980, T.1, tr. 547.

phát triển, giúp các nước này có thể vận dụng được tiền vốn, vật tư, đặc biệt là khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển. Nhưng mặt khác cũng tạo ra không ít nguy cơ đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN. Vì thực chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế TBCN. Thực tế đó sẽ tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội v.v…

Mặc dù vậy, tất cả những quá trình biến đổi nói trên đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho CNXH xét trên cả hai phương diện cơ bản:

1. Nó tạo đầy đủ những tiền đề vật chất và tinh thần cho CNXH tương lai.

2. Nó là cơ sở để xác định cụ thể trên con đường đi lên CNXH của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một thực tế khác là mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Hệ thống XHCN bị phá vỡ. Một nước XHCN phát triển ở trình độ cao chưa có. Vì vậy, các nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không thể có sự tự giúp của các nước XHCN như trước đây. Điều đó buộc họ phải tự tìm tòi, tự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển.

Vì vậy, việc xác định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam không thể không tính đến các yếu tố đặc thù thời đại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)