Nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh

Một phần của tài liệu 576 Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam (Trang 82 - 90)

Trên thực tế, ngành điện gần một nửa đang hoạt động kinh doanh điện năng trên khu vực nông thôn - miền núi mang tính chất phúc lợi xã hội. Tuy bị lỗ, nh- ng vẫn phải đợc duy trì để đáp ứng yêu cầu thiết yếu và tính chất công bằng của

xã hội. Hiệu quả lâu dài khó phân tích đợc về kinh doanh, nhng có thể đạt ở kết quả về chính trị - xã hội của địa phơng và của cả đất nớc.

Đối với việc nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam là yêu cầu cơ bản của việc đổi mới quản lý kinh doanh. Việc này cần triển khai đồng bộ ở tất cả các khâu công việc và cần gắn liền nội dung của quản lý theo mục tiêu. Nội dung của nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh là tăng năng suất, tăng doanh thu, giảm “lỗ” của kinh doanh khu vực nông thôn - miền núi và giảm các chi phí bất hợp lý.

Tăng năng suất, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh theo hớng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, là biện pháp tích cực. Biện pháp này đòi hỏi phải đồng bộ các khâu từ chuẩn bị đến thực hiện cần phải sắp xếp thật tốt, trong đó yếu tố con ngời và công tác tổ chức chiếm vị trí quan trọng. Để đánh giá đợc năng suất cần phải rà soát lại toàn bộ các định mức công việc, tiêu chuẩn bậc thợ, khối lợng chuẩn các đơn vị công việc. Trên cơ sở đó mới có thể giao, quản lý, đánh giá đợc công việc và thởng phạt qua tiền lơng- thởng theo công việc hay khoán việc. Để tăng năng suất cần chú ý việc quản lý để tăng thời gian lao động hữu ích, giảm lảng phí thời gian bằng kế hoạch hoá và sắp xếp hợp lý mọi công đoạn của công việc. Việc tăng năng suất cũng phụ thuộc vào chất lợng lao động và chất lợng công tác quản lý; đó là kết quả của một quá trình xây dựng nguồn lực và đào tạo đội ngủ cán bộ quản lý, đặc biệt là từ kỹ thuật sang kinh tế.

Tăng doanh thu là kết quả của việc nỗ lực tìm kiếm, tăng thị phần và đối t- ợng khách hàng dùng các phần dịch vụ có giá cao. Về điện năng là phát triển mạnh khách hàng của đối tợng dịch vụ và công nghiệp; đồng thời mở rộng diện bán lẻ đến hộ; phấn đấu để giảm lỗ từng bớc có lãi. Về viễn thông là phát triển mạnh khách hàng, mở rộng thị phần; đặt biệt là dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-mobile và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ CDMA. Về

các loại hình kinh doanh khác là nghiên cứu triển khai sự liên kết, giao khoán trong lợi thế và khi có hiệu quả.

Tuy nhiên, giải pháp tăng doanh thu cần sự hỗ trợ của marketing, đảm bảo lợi nhuận hợp lý, tránh trờng hợp kinh doanh theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ thì sẽ rất nguy hiểm cả về thơng hiệu, cả về khả năng đứng vững trên thị trờng. Cần củng cố lại chiến lợc kinh doanh và triết lý kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn - đặc biệt là giai đoạn hội nhập WTO. Nghiên cứu và tăng cờng công tác marketing, chú trọng marketing cho ngời bán hàng và cả marketing nội bộ.

Việc quản lý để tiết kiệm chi phí, loại trừ các chi phí bất hợp lý là nhiệm vụ của công việc từng bớc cải tiến quản lý theo mục tiêu giảm chi phí. Cần xác định lại đầy đủ các loại và thành phần chi phí hợp lý; giao định mức các loại chi phí; khoán và phân cấp mạnh cho từng đơn vị liên quan tự chịu trách nhiệm về các khoản mục chi phí phát sinh tại đơn vị mình; có biện pháp chế tài mạnh để tạo nền nếp cho việc quản lý về mặt tài chính tốt hơn.

Giảm tỉ lệ điện dùng trong phân phối là một nội dung có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí. Biện pháp giảm chi phí này, cần có kế hoạch cụ thể, nh quản lý một mục tiêu để ít nhất giảm đợc (0,2-0,3)%/năm (nh là một chỉ tiêu pháp lệnh).

Tiết kiệm chi phí tiền lơng đồng nghĩa với việc có đội ngũ CBCNV chuyên nghiệp cao, kế hoạch công tác chặt chẽ và giảm tối đa thời gian “chết”, tăng thời gian lao động hữu ích trong mọi hoạt động kinh doanh. Đồng thời, kết hợp nhiều dịch vụ chung cho ngời lao động.

Đầu t để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh thờng chi phối rất lớn đến hoạt động tài chính. Do đó, cần quản lý chặt chẽ về hiệu quả đầu t; đầu t đảm bảo chất lợng, không theo dàn trải; phân kỳ ra đầu t và tuyệt đối không đầu t thiếu tập trung, đầu t tràn lan. Để đảm bảo đầu t có hiệu quả, trừ các công trình điện mang tính phục vụ chính trị - xã hội , cần kiểm soát chặt chẽ quá trình và thực hiện tốt việc phân kỳ đầu t. Thực tế quy mô đầu t theo yêu cầu dùng điện

của khách hàng (có kỳ vọng cao) thờng lớn hơn thực tế sử dụng; mức chênh lệch giữa đầu t và sử dụng là không cần thiết, gây lãng phí nhất định. Cần có quy trình quản lý đầu t, kiểm soát đợc quy mô, công nghệ... theo nhu cầu thực tế theo từng giai đoạn; đồng thời có phân tích kinh tế đầy đủ dự án đầu t theo các chỉ tiêu kinh tế (thời gian hoàn vốn, NPV, B/C, IRR...) sẽ góp phần tích cực cho hiệu quả kinh doanh điện năng. Từ kinh nghiệm đầu t cho kinh doanh điện năng sẽ là bài học cho đầu t các ngành khác.

Do tính chất phụ tải không đồng đều, cho nên phụ tải vào các giờ cao thấp điện chênh lệch nhau rất lớn. Thờng phụ tải cao điểm lớn gấp 2 lần phụ tải thấp điểm, làm cho mức đầu t cung cấp điện tăng cao sẽ gây nên hiệu quả kém. Nghiên cứu và đẩy mạnh chơng trình quản lý theo nhu cầu DSM để san bằng đồ thị phụ tải. Tuyên truyền và vận động sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao; triển khai mạnh việc lắp đặt công tơ 3 giá và áp dụng giá điện theo giờ trong ngày; khuyến khích việc sử dụng điện vào giờ thấp điểm đêm. Đầu t cơ sở hạ tầng cần lu ý cho đa năng, đa ngành, ngoài việc tiết kiệm đầu t còn có việc “kết nối sức mạnh”.

Cần thiết ứng dụng kịp thời các công nghệ, ứng dụng khoa học mới nhất vào trong quản lý kinh doanh, đặc biệt là công nghệ tin học và các sáng kiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh. Đối với kinh doanh điện năng, cần tập trung cải tiến các công đoạn ghi chữ điện-in hoá đơn-thu tiền điện... một cách mạnh mẽ, vừa tăng năng suất vừa giảm đợc các thắc mắc thờng xuyên của khách hàng. Từng bớc áp dụng phơng pháp đo xa vào ghi chỉ số công tơ điện; thông báo, thu tiền điện và các dịch vụ qua ngân hàng bằng kết nối mạng chung tạo mọi điều kiện cho khách hàng và tiết kiệm lao động. ứng dụng kết nối thông tin vừa phục vụ, vừa quản lý khai thác... Tăng cờng nội dung và chất lợng của trang Web của Điện lực Quảng Nam, để vừa phục vụ khách hàng, vừa trao đổi thông tin và vừa quảng bá.

Tiếp tục duy trì tốt hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đang triển khai ở Điện lực Quảng Nam từ năm 2006, sẽ làm cho công tác nghiệp vụ đi vào nền nếp; công tác quản lý chặt chẽ hơn; làm tăng đựơc hiệu quả, tiết kiệm các chi phí nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực trong quá trình công việc và tạo đợc niềm tin, nâng cao đợc sự hài lòng của khách hàng và địa phơng.

Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở. Tăng cờng trách nhiệm cá nhân, để tăng sự chủ động kích thích t duy sáng tạo trong công việc hay mục tiêu đợc giao. Đối với các công đoạn hay những công việc đơn giản, rõ ràng nên áp dụng khoán việc, giao việc đi kèm biện pháp kiểm tra đánh giá. Song song, với việc phân cấp, phân quyền, giao khoán cần có kế hoạch kiểm tra, điều chỉnh kịp thời và gắn liền với việc chế tài đối với các sai phạm có thể xảy ra.

Việc nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh cho Điện lực Quảng Nam không thể tách rời việc nâng cao đời sống thu nhập của CBCNV. Cần nghiên cứu, cải tiến hợp lý thang bảng lơng- thởng áp dụng cho doanh nghiệp; có các giải pháp thích hợp trong việc động viên khen thởng các CBCNV có thành tích xuất sắc trong việc mang lại các lợi ích cho tập thể. Cần sửa đổi các quy chế xét thởng hiện hành cho phù hợp với điều kiện kinh donh mới. Cần khắc phục và tránh cho đợc việc bình quân chủ nghĩa trong phân phối thu nhập; mạnh dạn mở rộng hệ số giản cách khen thởng để có thể động viên kịp thời cho các hiệu quả đem lại trong kinh doanh.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thực hiện tốt môi trờng hoạt động kinh doanh, xây dựng văn hoá kinh doanh, tăng cờng quảng bá và giữ vững thơng hiệu. Môi trờng, văn hoá trong kinh doanh chính là văn hoá doanh nghiệp ở Điện lực Quảng Nam, đã đợc triển khai từ tháng 06/2006, sẽ là cơ sở bền vững cho việc phát triển và củng cố thơng hiệu Điện lực Quảng Nam. Quảng bá là hình thức cần giới thiệu Điện lực với bên ngoài để phát triển khách hàng, giới thiệu dịch vụ mới cho khách hàng và tạo uy tín trong

liên kết, liên doanh. Quảng bá bằng nhiều hình thức, nhng cơ bản thông qua thông tin tuyên truyền và bằng chính chất lợng dịch vụ khách hàng ngày càng đợc cải thiện. Và thơng hiệu luôn phải đợc quan tâm củng cố, đó là giá trị vô hình vô giá và cũng chính là “niềm tin, chữ tín” trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh mục tiêu phấn đấu vì hiệu quả và lợi nhuận cao, các đơn vị kinh doanh còn phải có trách nhiệm đối với xã hội và tạo môi trờng kinh doanh tốt đẹp trong xã hội. Mặt này, Điện lực Quảng Nam đã làm tốt trong thời gian qua, cần phải tiếp tục thực hiện và duy trì tốt hơn nữa. Ngoài ra, đối với ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Nam nói riêng lâu nay có một truyền thống tốt đẹp, đó là sự đoàn kết thống nhất, hết mình hỗ trợ nhau, có tinh thần tự giác kỷ luật cao và luôn hoàn thành nhiệm vụ đợc giao. Đó cũng là một u điểm lớn, mang tính đặc thù cần tiếp thục phát huy và giữ gìn nh một giá trị của thơng hiệu.

Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trờng, hoạt động kinh doanh điện năng của ngành Điện phải đợc tách bạch theo 2 lĩnh vực:

Một là, cần thiết phải tách yếu tố phục vụ khỏi kinh doanh, v các Điện lựcà

tỉnh hoạt động với t cách là 2 đơn vị hoạt động riêng biệt;

Hai là, Điện lực có thể tiếp tục đảm nhận luôn 2 loại hình kinh doanh và

phục vụ, nhng nên đợc hạch toán riêng và phải hỗ trợ, bù lỗ cho lĩnh vực phục vụ theo cơ chế điều tiết của Nhà nớc.

Tóm lại, việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam là

những giải pháp tổng hợp của công tác tổ chức và công tác quản lý kinh doanh trong hoạt động đa dạng và phong phú của Điện lực Quảng Nam trong giai đoạn đến. Quá trình đổi mới là một chuỗi thời gian dài, liên tục, kiên trì và có xem xét điều chỉnh hợp lý theo điều kiện kinh doanh của Điện lực gắn với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam. Do đặc thù kinh doanh, nên việc đổi mới của Điện lực Quảng Nam bị giới hạn trong tổ chức của Tập đoàn

Điện lực Việt Nam, cần phải xem xét cho phù hợp với xu thế chung nhng cố gắng phát huy tính riêng biệt của mình để thúc đẩy quá trình phát triển.

Nói chung, các nội dung đổi mới cần phải mang lại hiệu ích Pareto, cần đạt đợc hiệu ích tổng hợp to lớn nhằm phục vụ cho đợc mục tiêu lâu dài là xây dựng Điện lực Quảng Nam ổn định phát triển.

Kết luận Và Kiến nghị A. Kết luận

Việc “Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam” vừa là yêu cầu thực tiễn, vừa là vấn đề mang tính khoa học cần đợc nghiên cứu một cách nghiêm túc và đã đợc học viên thể hiện đầy đủ trong 3 chơng chính của luận văn.

Lý luận đổi mới đợc thể hiện trên cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, với mục đích là để tháo gở các cản trở về quản lý kinh tế. Đó là quá trình vừa khái quát lý luận từ thực tế đổi mới, vừa áp dụng lý luận đã có vào cuộc sống sinh động, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi về quốc sách; lấy sự ổn định chính trị- xã hội làm tiền đề, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm; sự đổi mới kinh tế thúc đẩy, tạo điều kiện đổi mới chính trị-xã hội, văn hoá để phát triển ổn định, hớng đến bền vững [22].

Kết cấu luận văn gồm ba chơng và một số phụ lục. Chơng một đề cập đến một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam từ hình thành phát triển đến những khó khăn và những yêu cầu đổi mới. Chơng hai nêu ra thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, từ đặc thù đến kết quả kinh doanh của đối tợng nghiên cứu. Chơng ba là phần chính của luận văn, đã trình bày ra các phơng hớng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Đây là các vấn đề khó, là vấn đề đã đợc giải quyết tốt trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, để giải quyết tốt vấn đề đổi mới kinh doanh Điện lực Quảng Nam nói riêng, các Điện lực tỉnh thành nói chung cần thiết các cấp giải quyết sớm các kiến nghị đề xuất.

Nghiên cứu “Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam” vấn đề cốt lõi là tháo gỡ, tạo sức bật mới cho quản lý kinh tế ở Điện lực, trong đó bao gồm cơ chế, con ngời và hiệu quả của công tác quản lý. Các vấn đề cần

giải quyết là nắm vững nguyên tắc và góp phần kiến nghị để sửa đổi cơ chế; xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý; tìm cách thích nghi với thực tế bằng các biện pháp phù hợp và khả thi. Cách giải quyết các vấn đề của đổi mới cần phải nắm chắc lý luận đổi mới của Việt Nam, nắm vững thực tế và kiên trì đa lý luận vào thực tiễn một cách phù hợp.

Tuy nhiên, do thời gian và sự hạn chế của việc nghiên cứu và dù sao đi nữa nội dung luận văn có đợc học viên suy nghĩ, đa ra các giải pháp đổi mới cũng không tránh khỏi các thiếu sót mong đợc sự góp ý hay trao đổi để sáng tỏ các vấn đề cha rõ. Ngoài ra, các giải pháp để “Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam” đã đợc học viên đề ra ở luận văn này cũng không quan trọng bằng việc học viên sẽ là ngời sẽ thực thi để đạt đợc mục tiêu đề ra tại đơn vị đang công tác.

Để hoàn thành luận văn này, học viên xin chân thành đợc cảm ơn: PGS. TS. Ngô Quang Minh- Ngời trực tiếp hớng dẫn; các Thầy Cô, CBNV của Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các tác giả của tài liệu tham khảo; các đồng nghiệp và thân hữu đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ học viên trong thời gian thu thập thông tin để viết luận văn. Xin đợc cảm ơn trớc các Thầy Cô Phản biện và Hội đồng Khoa học Học viên trong việc đánh giá cuối cùng chất lợng luận

Một phần của tài liệu 576 Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam (Trang 82 - 90)