Thay đổi phơng thức quản lý kinh doanh theo kế hoạch bằng quản lý mục tiêu gắn với hiệu quả

Một phần của tài liệu 576 Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam (Trang 75 - 80)

quản lý mục tiêu gắn với hiệu quả

Phơng thức quản lý kinh doanh lâu nay ở Điện lực Quảng Nam, một đơn vị hạch toán phụ thuộc, là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu đợc cấp trên trực tiếp giao theo kỳ (tháng, quí, năm), và việc đánh giá là kết quả thực hiện đó. Do đó phơng thức quản lý mang nặng tính kế hoạch và nguyên tắc hành chính. Sự đánh giá kết quả kinh doanh cha đợc rõ ràng, nên động lực phấn đấu không cao. Đó là một hạn chế nhất định của hoạt động kinh doanh.

Cần thay đổi cơ bản quan niệm cũ còn nhiều hạn chế này theo điều kiện cụ thể của Điện lực Quảng Nam (cũng nh các Điện lực khác). Có thể hoạt động theo cơ chế công ty con, tuy cha có nhiều thay đổi về giao nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh từ công ty mẹ - Công ty Điện lực 3, nhng có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc đợc giao, gắn với tiền lơng. Đó là phơng thức quản lý theo mục tiêu gắn liền với hiệu quả.

Việc xác định mục tiêu cũng cần xem xét lại, mục tiêu theo quan điểm quản lý có phạm vi hẹp hơn, ngắn hạn hơn và hình thành theo chuỗi của công việc trong hoạt động kinh doanh. Có thể chia nhỏ kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ đ- ợc giao... thành các mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân. Các mục tiêu nhỏ

đó cần có đầy đủ các nội dung về: vật liệu, phơng tiện, lao động, chi phí, thời gian và cuối cùng là yêu cầu kết quả cần đạt đợc. Mỗi hoạt động kinh doanh dù phức tạp đến đâu, cũng có thể đơn giản hoá bằng chuỗi mục tiêu nhỏ đang xen hay trải dài của kế hoạch theo định kỳ tháng, quý, năm. Việc này, ban đầu có thể khó khăn nhất định cho bộ phận tham mu hoạch định kế hoạch, nhng sẽ tạo sự chủ động nhất định cho bộ phận thừa hành. Việc đánh giá kết quả, hiệu quả của từng mục tiêu nhỏ thì tơng đối dể dàng hơn việc đánh giá khối lợng công việc lớn.

Thực tế, mục tiêu là những trạng thái, cột mốc mà từng doanh nghiệp muốn đạt đợc trong một khoảng thời gian xác định. Lợi ích của việc quản lý theo mục tiêu, đó là: Khuyến khích tính chủ động sáng tạo của cấp dới tham gia vào việc lập mục tiêu; Việc kiểm soát dễ hơn; Tổ chức đợc phân định rõ ràng; Và dể đạt đợc sự cam kết của cấp dới về yêu cầu, hiệu quả công việc giao cho họ. Yêu cầu đối với việc triển khai quản lý theo mục tiêu, đó là: Cần môi trờng nội bộ lý t- ởng; Có tính ngắn hạn; Và tính linh hoạt trong việc thích nghi của việc thay đổi mục tiêu [32].

Để việc quản lý theo mục tiêu đạt kết quả tốt, việc chọn mục tiêu phải đảm bảo 7 yêu cầu của nguyên tắc SMARTER (sau của SMART):

+ Specific - cụ thể, dễ hiểu. Chỉ tiêu phải cụ thể, vì nó luôn gắn liền với việc định hớng cho các hoạt động trong tơng lai.

+ Measurable đo lờng đợc, vì không đo lờng đợc thì không biết có khả thi hay không?

+ Achievable vừa sức. Chỉ tiêu nên có mức để cố gắng, nhng cũng đừng đặt quá cao, không thể đạt đợc.

+ Realistics thực tế. Đây là tiêu chí gắn liền giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực của đơn vị nh: thời gian, nhân sự, tiền bạc...

+ Timebound có thời hạn. Mọi công việc phải có tiến độ và thời hạn hoàn thành, nếu không nó có thể không đạt hiệu quả và có thể ảnh hởng đến các mục tiêu khác.

+ Engagement - liên kết. Đơn vị phải liên kết đợc lợi ích của mình và lợi ích của các chủ thể khác.

+ Right - thích đáng. Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhng bộ phận khác lại thờ ơ; do đó cần việc chọn chỉ tiêu cần công bằng và tạo đợc sự lôi cuốn với tất cả các bộ phận.

Sau khi chọn đợc mục tiêu, cấp trên cần thông báo cho cấp dới về các mục tiêu trong chiến lợc của đơn vị và cùng với cấp dới bàn bạc thảo luận về những mục tiêu mà cấp dới có thể thực hiện. Cấp dới chủ động đề ra mục tiêu và cam kết với cấp trên, đợc cấp trên duyệt và thông qua. Về lâu dài, cấp trên đóng vai trò định hớng, khuyến khích cấp dới đề ra mục tiêu; mục tiêu đa ra phải hỗ trợ tốt cho mục tiêu cao hơn và hỗ trợ tốt cho các mục tiêu của các bộ phận khác.

Trong việc thực hiện mục tiêu, cấp trên cung cấp các điều kiện và phơng tiện cần thiết cho cấp dới để cấp dới chủ động sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch; cấp trên nên trao quyền hạn tối đa cho cấp dới trong việc thực hiện nhiệm vụ; cấp trên định kỳ phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện của cấp dới nhằm điều chỉnh hoặc giúp đỡ kịp thời. Đặc biệt, ngay từ khâu hoạch định, cấp trên nên thiết lập một số điểm kiểm soát trọng yếu để dễ dàng theo dõi việc thực hiện mục tiêu và sẽ dễ đánh giá công việc của cấp dới.

Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu nhỏ gắn với hiệu quả trong một tổng thể lớn, kế hoạch dài hạn có thể bị rối loạn nhất định, thậm chí trở ngại trong việc thực hiện ở một công đoạn nào đó, cần phải xem xét kỹ chuỗi mục tiêu và đòi hỏi phải đảm bảo cho sự thành công của mục tiêu chung mang tính lâu dài. Việc tổ chức cần phải đợc đồng bộ và thống nhất. Điều đó đợc giải quyết bằng việc chọn lựa các phơng án tối u nhất khi thực hiện, theo nguyên tắc chọn lọc thận trọng ở các công đoạn có sự chồng lấn.

Ngoài ra, quản lý kế hoạch kinh doanh cần có cơ sở thực tiễn, biện pháp tổ chức thật khoa học và chặt chẽ; cần xác định rõ từng quá trình, phải kiểm soát đợc đầu vào, đầu ra có chất lợng và đảm bảo tin cậy. Công tác khi đã hoạch định kỹ càng cũng cần xem đó là mục tiêu cần phải đạt đợc; cần thiết tập trung và hớng mọi nỗ lực vào đó để đạt đợc mục tiêu; hạn chế tối đa và tránh tình trạng đi lệch khỏi mục tiêu chung. Nguyên tắc chung để đạt kết quả cao nhất trên tinh thần: mục tiêu = 1, biện pháp = 10, quyết tâm = 20.

Đồng thời đa công nghệ mới vào quản lý, trong đó có hệ thống quản lý chất lợng ISO 9001:2000; đảm bảo chất lợng sản phẩm; đảm bảo chữ “tín” và đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã cam kết với khách hàng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; đảm bảo thực hiện công việc theo quy trình đã đ- ợc soạn thảo và luôn tìm cách nâng cao đợc hiệu quả kinh doanh.

Trên cơ sở kinh nghiệm quản lý ở các Điện lực khác, những biện pháp thực tế có thể xem xét áp dụng Điện lực Quảng Nam trong việc quản lý vận hành hệ thống lới điện; giảm tỉ lệ điện năng truyền tải - phân phối; gắn việc triển khai cải tạo xây dựng lới điện với sự phát triển của tỉnh [21].

Tuy lới điện Quảng Nam lâu nay đợc tăng cờng củng cố, nhng vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu đầy đủ cho việc cấp điện; kết cấu lới một số nơi vẫn còn nhiều nhợc điểm, nh thiếu mạch vòng và vốn cải tạo hạn chế nên có khả năng xảy ra sự cố gây mất điện cho khách hàng. Để thực hiện mục tiêu mỗi năm giảm 20% suất sự cố trên lới điện, cần kiểm tra và tổ chức rà soát lại toàn bộ các phơng án cấp điện cơ bản cho các phụ tải, đặc biệt là các phụ tải trọng yếu ở trung tâm thị xã, huyện lỵ...; có các đội ngũ ở các chi nhánh điện với các phơng án xử lý sự cố kịp thời; chủ động về kế hoạch, phối hợp lịch công tác một cách chặt chẽ, hạn chế tối đa cắt điện để công tác và phải thông báo trớc cho khách hàng tiện sắp xếp sản xuất, sinh hoạt; thực hiện tốt và nghiêm túc chế độ kiểm tra, duy tu bảo dỡng định kỳ, khắc phục triệt để các tồn tại sau thí nghiệm định kỳ. Kiểm tra và thực hiện có hiệu quả công tác sửa chữa thờng xuyên, sửa chữa lớn lới

điện. Đồng thời quan tâm đến việc trang bị đủ các trang thiết bị, phơng tiện làm việc, vật t dự phòng; tăng cờng kiểm tra hiện trờng công tác về quy trình và an toàn kịp thời khắc phục sự bất hợp lý dới cơ sở. Để làm tốt công tác quản lý vận hành lới điện, cần phải tiếp tục triển khai một cách kiên trì và có hiệu quả quy trình quản lý vận hành cho nhánh mẫu; mọi chi nhánh thực sự đều thực hiện tốt, đồng đều và đều xứng đáng là những chi nhánh mẫu. Hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý vận hành này, cần sắp xếp quy trình một cách hợp lý trên cơ sở thực hiện việc quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Để có cơ sở đánh giá việc thực hiện giảm sự cố lới điện, về tổ chức cũng cần có một tiểu ban theo dõi và tham mu. Cần phân loại các dạng và khu vực thờng hay sự cố để có phản ứng kịp thời và mọi thông tin dể dàng thu thập đợc từ phòng Điều độ Điện lực.

Thực hiện giảm tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối thông qua việc sử dụng tốt các nguồn vốn sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản để hoàn thiện lới điện, cải tạo các hệ thống công tơ đo đếm và các biện pháp kỹ thuật và kinh doanh. Cân bằng và điều hoà phụ tải, thay các máy biến áp non tải, cân đảo pha cho các lộ hạ thế, lắp đặt các cụm tụ bù cao- hạ thế trên lới... và nâng cao điện áp vận hành là các biện pháp kỹ thuật tích cực để giảm tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối. Về mặt kinh doanh cần tăng cờng kiểm tra thay thế công tơ đứng cháy, cải tạo các rẽ nhánh sau công tơ, tránh các trờng hợp câu móc trái phép; đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ số liệu công tơ đầu nguồn và ghi đúng, ghi đủ sản l - ợng thơng phẩm theo lộ trình quy định. Thực tế cho thấy, do việc ghi chữ số điện năng trải dài theo các lộ trình trong một tháng và việc sử dụng điện tuỳ thuộc vào nhu cầu của đối tợng sử dụng điện theo mùa vụ và thời tiết nên mức độ chênh lệch giữa sản lợng điện đầu nguồn với tổng sản lợng điện bán đợc có dao động nhất định. Để kiểm soát đợc sự biến động này cần phải quy đổi và phân tích rõ từng nhóm đối tợng để có thể biết đợc cơ cấu của sự biến động. Đồng thời, cần có chơng trình và giải pháp vừa hợp lý, vừa tích cực

trong việc thực hiện giảm tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối theo từng quý và phấn đấu giảm cho đợc mỗi năm ít nhất (0,2-0,3)%.

Việc cải tạo và đầu t lới điện, nhất là các dự án có quy mô lớn cần thiết phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cần phải có sự tham gia từ đầu của Điện lực; tham gia từ khâu hiện trạng đến dự báo, từ khối lợng khảo sát đến quan điểm tiêu chuẩn cho thiết kế... và vốn do ai chịu trách nhiệm đầu t. Quá trình triển khai đầu t cần phải đảm bảo đúng quy định và trình tự công tác đầu t xây dựng (Luật Xây dựng) và nên xem xét có phân kỳ hợp lý để có hệ số xử dụng dự án cao nhất.

Do cơ chế tổ chức và phân cấp, một số dự án lới điện lớn Điện lực không tham gia đợc đủ, cần có sự thay đổi nhất định vì rằng Điện lực là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành và khai thác sau khi nghiệm thu đa vào sử dụng. Chính việc đang quản lý, vận hành và khai thác hiện trạng thì yêu cầu phụ tải ra sao để đầu t hợp lý; thời tiết, địa hình thế nào để có thiết kế phù hợp thì hơn ai hết Điện lực có thể tham gia cụ thể có hiệu quả nhất. Mặt khác, trong các quy hoạch kinh tế- xã hội, phần điện luôn là phần cơ sở hạ tầng quan trọng đợc đề cập, nhng sự phù hợp không cao vì không gắn với thực tế và lại có vốn đầu t quá lớn... đã gây lảng phí và khó khăn rất nhiều cho Điện lực.

Một phần của tài liệu 576 Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam (Trang 75 - 80)