Sự phát triển của Điện lực Quảng Nam

Một phần của tài liệu 576 Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam (Trang 30 - 34)

Là một đơn vị mới thành lập, Điện lực Quảng Nam tập trung tìm mọi biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vớng mắc do: địa bàn rộng, phức tạp, giao thông liên lạc trở ngại; nguồn điện thiếu, đối tợng sử dụng điện chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt nông thôn, phục vụ nông nghiệp, mật độ dùng điện bé, giá bán điện bình quân thấp; hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực phúc lợi xã hội, không có lãi v à đợc bù chéo trong toàn ngành.

Gần 10 năm qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã trải qua 3 kỳ Đại hội 17, 18 và 19 đã và đang tập trung lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hớng vào mục tiêu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp trong giai đoạn (2015-2020).

Giải quyết nguồn-lới điện cho địa phơng trong giai đoạn này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới chia tách tỉnh, là yêu cầu bức thiết nhằm góp phần chuyển đổi

cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển KT-XH. Những khó khăn, thách thức mới đã đặt Điện lực Quảng Nam đứng trớc những bài toán khó là phải làm gì, và làm nh thế nào để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết các Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam.

Qua tập trung đầu t có trọng tâm, trọng điểm trong gần 10 năm qua, Điện lực Quảng Nam đã phấn đấu tìm mọi biện pháp mở rộng phạm vi cấp điện. Thực hiện phơng châm: “Nhà nớc và nhân dân cùng làm; nhân dân làm, Nhà nớc hỗ trợ”, ngành điện đã đầu t trên 1000 tỷ đồng, trong đó có 800 tỷ đồng xây dựng, mở rộng phạm vi cấp điện và hơn 200 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp lới điện đã cải thiện và nâng cao điều kiện cấp điện, khắc phục dần những sự cố mất điện kéo dài.

Riêng phần đầu t cho công trình điện phục vụ sản xuất công nghiệp chiếm đến 65% tổng vốn đầu t. Hệ thống điện toàn tỉnh tăng nhanh, với 6 TBA 110 kV; 21 trạm biến áp trung gian và 2130 trạm biến áp phụ tải, tăng gấp 3,7 lần so với năm 1997. Đến nay, khu kinh tế mở Chu Lai và Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đều có trạm 110 kV; tại trung tâm các huyện, thị đều có trạm 35 kV.

Thông qua đầu t từng phần, đầu t trong từng giai đoạn, Điện lực đã cấp điện phục vụ kịp thời nhu cầu của địa phơng. Trớc tiên là mốc phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 17 (1997-2000), toàn tỉnh có 100% số huyện, thị; 80% số xã và 80% số hộ có điện lới quốc gia, thực hiện hoàn thành trớc gần 1 năm so với kế hoạch. Đến Đại hội Tỉnh Đảng bộ 18 (2000-2005), tỷ lệ này là 90% số xã và 90% số hộ vào năm 2005, và cũng hoàn thành sớm trớc 1 năm. Đến nay (30/06/2006), toàn tỉnh đã có 100% số huyện, 95% số xã ph- ờng có điện lới quốc gia với hơn 95% số hộ có điện (với hơn 75% số hộ miền núi có điện). Đây là tỷ lệ phủ điện nhanh nhất, có số hộ sử dụng điện cao hơn bình quân cả nớc (91,53%), là một nỗ lực lớn của ngành Điện và địa phơng. Tuy nhiên, vấn đề là không chỉ dừng lại ở số xã, số hộ có điện mà đi đôi với những con số đó đã có nhiều phụ tải công nghiệp, dịch vụ đã đợc cấp điện kịp

thời đầy đủ, góp phần từng bớc thực hiện chủ trơng lớn là xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp trong giai đoạn (2015-2020).

Để thực hiện nhiệm vụ u tiên cấp điện cho công nghiệp, Điện lực Quảng Nam luôn bám sát quy hoạch của tỉnh, làm việc với các Ban quản lý và các nhà đầu t để thoả thuận cấp điện. Một nét mới trong việc làm này là ngành điện đã mạnh dạn đầu t công trình điện đến cơ sở sản xuất thay vì đến chân hàng rào khu công nghiệp, để góp phần tạo môi trờng thu hút đầu t. Tính đến tháng 9 năm 2006, đã cấp điện cho gần 50 cơ sở sản xuất ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; 21 cơ sở sản xuất ở Khu kinh tế mở Chu Lai. Đối với các cụm công nghiệp ở các huyện, thị cùng với hàng loạt các khách sạn, khu du lịch lớn hình thành dọc biển cũng đợc tính toán phơng án cấp điện cụ thể cho từng khu vực. Ngoài ra, còn cấp điện phục vụ một số công trình trọng điểm nh Thuỷ điện A Vơng, Sông Tranh 2 và chuẩn bị cho các dự án tiếp theo nh Xi măng Thạnh Mỹ, thuỷ điện Sông Bung 2-4, Sông Côn...

Kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn (1997-2005) chỉ mới là bớc đầu so với chủ trơng lớn về xây dựng tỉnh công nghiệp, nhng nếu xét trên khía cạnh cung ứng điện năng cho công nghiệp để tăng 8,25 lần, thì đây là kết quả vô cùng lớn so với xuất phát điểm quá thấp của một tỉnh nông nghiệp còn nghèo khó.

Khu vực Tam Kỳ và Hội An là những nơi có điện sinh hoạt sớm nhất, song các công trình điện lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng đợc yêu cầu phát triển đô thị. Đến nay, Thị xã Tam Kỳ cơ bản hoàn thành dự án cải tạo lới điện bằng nguồn vốn ADB trên 150 tỷ đồng; khu vực Thị xã Hội An đang tiến hành triển khai cải tạo lới trên địa bàn thị xã theo nguồn vốn JBIC. Nh vậy, mọi yêu cầu dùng điện của Tam Kỳ, Hội An cơ bản đợc giải quyết đến (2010-2015).

Ngay từ những ngày đầu thành lập, do xác định nhân lực là khâu cơ bản, rất quan trọng nên Điện lực Quảng Nam đã tập trung đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Với lực lợng ban đầu 350 ngời, trong đó

hơn 80% là công nhân bậc thấp, đến nay Điện lực xây dựng đợc một đội ngũ gồm 510 lao động, trong đó 23% có trình độ Đại học và 57% công nhân kỹ thuật, với 40% là thợ bậc cao có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật mới.

Thực hiện tốt nội dung xây dựng Điện lực Quảng Nam thành một môi trờng học tập. Mọi CBCNV bắt buộc phải tham gia các lớp huấn luyện, giáo dục nh sau:

- Các lớp học tập nâng cao trình độ, nhận thức nhằm giữ vững lập trờng t t- ởng, nâng cao ý thức chính trị, rèn luyện đạo đức tác phong (do Đảng uỷ, chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Điện lực tổ chức thờng xuyên hằng năm);

- Các lớp học giáo dục tổng quát (do chuyên môn tổ chức), bao gồm: Giáo dục lịch sử, truyền thống, đờng lối, chính sách và pháp luật; Giáo dục mục tiêu, phơng châm hoạt động và nội dung nghiệp vụ của Điện lực; Giáo dục tác phong làm việc, cách đối nhân xử thế trong đơn vị.

- Giáo dục chuyên môn, tay nghề, bồi huấn nghiệp vụ đến suốt đời.

- Xây dựng và thực hiện các quy chế nhằm phát huy quyền làm chủ của CNVC trong sản xuất, quản lý, phân phối lợi nhuận, thực hiện công bằng trong đơn vị bằng các nội quy, quy chế, góp phần tạo ra sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ.

- Đảm bảo cho 100% ngời lao động có việc làm theo đúng ngành nghề và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho ngời lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, năng suất lao động tăng bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân tăng khoảng 7%.

- Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đợc duy trì thờng xuyên, góp phần tạo nên khí thế thi đua lao động trong đơn vị. Công tác xã hội và “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành nền nếp của đơn vị.

Một phần của tài liệu 576 Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam (Trang 30 - 34)