VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 49 - 51)

Từ lý thuyết đến mô hình thực nghiệm, từ kinh nghiệm của các nước châu Á đến thực tiễn phát triển nông nghiệp của Việt Nam trình bày trong hai chương trước giúp chúng ta nắm bắt được những vấn đề cơ bản. Thứ nhất, đối với các nước đang trong tiến trình chuyển đổi ở châu Á thuộc nền văn minh lúa nước, muốn xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế (và xã hội) thành công cần tập trung vào việc duy trì tốc độ

tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sự tăng trưởng này chủ yếu dựa vào: (i) tăng trưởng nông nghiệp cao trong những giai đoạn đầu của sự phát triển; (ii) ổn định kinh tế

vĩ mô với các chính sách mở rộng việc làm, kềm chế lạm phát, chính sách tài khóa và tiền tệ, tích lũy và đầu tư …; và (iii) tất nhiên không thể phủ nhận vai trò của chính phủ

trong nền kinh tế thị trường, nhưng chỉ với sự can thiệp uyển chuyển - tối thiểu vào nền kinh tế. Thứ hai, thành công về kinh tế thường liên hệđến thành công nâng cao thu nhập

đầu người và xóa đói giảm nghèo. Đó cũng là những điều kiện cần thiết cho ổn định chính trị - xã hội, đểđến lượt chính trị - xã hội ổn định sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

nhanh và bền vững. Thứ ba, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần đi tầm quan trọng (tương đối) của nó trong dài hạn theo tiến trình phát triển.

3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp trong tình hình mới.

3.1.1. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện trong kinh tế thị trường.

Phát triển kinh tế nông thôn toàn diện cả về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hóa gắn với thị trường. Chỉ có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung tự

cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta hiện nay. Quan điểm sản xuất hàng hóa đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào đó, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả

năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định.

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia. chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia.

Nội dung của quan điểm này là sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế quốc gia cả về mục tiêu, phương hướng và giải pháp. Nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế, do đó sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và lao động của khu vực này phải gắn kết với chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phân công lao động xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghịêp, nông thôn còn phải phù hợp với xu hướng và tốc độđô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trong từng giai

đọan. Mối tương quan này xuất phát từ thực tế Việt Nam và kinh nghiệm các nước vừa thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, vừa xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để tạo ra

điều kiện vật chất, kỹ thuật phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút lao động dư

thừa của khu vực này chuyển sang cho khu vực khác.

3.1.3. Quan điểm công bằng xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm đầu của thế kỷ XXI ở Việt Nam không chỉđạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc và toàn diện mà còn phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, của dân cư nông thôn nói riêng. Cần nhắc lại, dân số nông thôn và hộ nghèo ở nông thôn hiện chiếm tỷ lệ lớn so với thành thị. Vì vậy, cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, phát triển nông nghiệp phải giữ vai trò trung tâm gắn với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, và giữa các vùng lãnh thổ. Theo hướng đó, Việt Nam đã bãi bỏ thuế nông nghiệp, và sắp tới cần nghiên cứu giải quyết đúng đắn quan hệ tỷ giá hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp.

3.1.4. Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Nền nông nghiệp toàn diện đỏi hỏi được cân đối trước tiên từ

trong ngành theo một cơ cấu đầu tư tương xứng để duy trì tốc độ cao và có hiệu quả

kinh tế. Nông nghiệp bền vững xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái; khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh bằng cách khai thác cạn kiệt tài nguyên (nhất là tài nguyên đất, nước, rừng, biển), không gìn giữ nguồn gen sinh

học trân quí, thiếu tôn trọng môi trường thiên nhiên-xã hội… Bền vững còn đòi hỏi đầu tưđào tạo và sử dụng con người, nông dân để họ có thể nâng cao năng lực bản thân, mở

rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, mưu cầu cuộc sống tốt đẹp, đồng thời phát uy truyền thống văn hóa và ý thức báo vệ môi trường.

3.1.5. Quan điểm kinh tế mở và hội nhập với quốc tế.

Tất cả vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện-bền vững-công bằng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành cũng như cơ cấu nền kinh tế phải được cân nhắc với một tầm nhìn xa - trông rộng, phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với khu vực và thế giới. Nội dung này cũng nhằm khắc phục tình trạng hoặc khép kín, cát cứ, cục bộđịa phương, tự cung tự cấp lương thực-thực phẩm bằng mọi giá vẫn còn diễn ra ở một số ngành và địa phương; hoặc trông chờ sự bảo hộ từ phía chính phủ (với nguồn lực hạn hẹp) mà làm giảm đi sức cạnh tranh – động lực phát triển của sản phẩm, của ngành và của cả nền kinh tế. Việc bảo hộ sản xuất nông nghiệp nếu có cũng phải trong khuôn khổ của WTO, trong những hiệp định song phương hay đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Thực tế hiện nay trên thế giới có nơi, có nhóm vẫn vận động chống đối toàn cầu hóa về kinh tế, nhưng lý thuyết và thực tiễn về thương mại quốc tếủng hộ cho lập luận về sự trao đổi có lợi giữa các quốc gia, dù cho nền kinh tế của quốc gia ấy có nhỏ bé đến đâu30…

3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế Việt Nam 2001-2010. 3.2.1. Chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam 2001-2010. 3.2.1. Chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam 2001-2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Đại hội

Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX thông qua với những chỉ tiêu chủ yếu là:

(1) Đưa GDP cả nước năm 2005 lên gấp đôi năm 1995 và GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Trong đó, giá trị tăng thêm của nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 4-4,5% (riêng kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt 4%); công nghiệp và xây dựng tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 10-10,5% (riêng kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt 10,4%); các hoạt động dịch vụ tăng bình quân trong giai

đoạn 2001-2010 đạt 7-8% (riêng kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt 6,8%).

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 49 - 51)