KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 59 - 61)

Lý thuyết và thực tiễn về vai trò quan trọng của nông nghiệp - không chỉ tác

động rõ rệt ở giai đoạn đầu mà còn ảnh hưởng tích cực đến giai đoạn chuyển đổi của quá trình công nghiệp hoá tại các nước đã và đang phát triển - được kiểm chứng phù hợp trong trường hợp Việt Nam bằng mô hình Hwa Erh-Cheng giai đoạn 1986-2004: có sự tương quan đồng biến có ý nghĩa giữa tăng trưởng công nghiệp với nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế (GDP đầu người), và xu hướng chung trong dài hạn là đóng góp của nông nghiệp giảm dần. Kết quả phân tích thực nghiệm này cho phép chúng ta nhận thức

đầy đủ hơn, sâu sắc hơn tầm quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, và từđó có thể có những hành động thiết thực hơn vì tương lai một đất nước giàu mạnh.

Những phát hiện chính trong nghiên cứu là: (1) Tăng trưởng nông nghiệp quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế - đóng góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; (2) Nông nghiệp thực hiện xuất sắc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; (3) Xuất khẩu nông sản phẩm đóng góp phần quan trọng cho tăng trưởng chung nền kinh tế; (4) Lao động – việc làm tiến triển đều đặn, không có tính đột phá lại chịu ràng buộc trong các hoạt động kinh tế thiên về thâm dụng vốn; và (5) Nông nghiệp

đóng góp đáng kể về vốn đầu tư phát triển trong nông nghiệp-nông thôn.

Đồng thời, chúng tôi cũng đối chiếu kết quả phân tích từ hai mô hình với thực tế phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong khoảng thời gian tương ứng. Tổng quát, trong hai mươi năm qua, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, cải thiện

đời sống người nông dân cả nước. Nhưng đến nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Viêt Nam vẫn đang đứng trước những thử thách lớn. Đó là:

(1) Nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp nông thôn chưa được khai thác có hiệu quả, đặc biệt là đất đai và lao động. (2) Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn lạc hậu: biểu hiện ở năng suất ruộng đất và năng suất lao động thấp, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh thấp; (2) Cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp còn thấp kém hạn chế cho sản xuất và đời sống nông thôn; (4) Mối quan hệ hỗ tương giữa công nghiệp-nông nghiệp-khoa học và công nghệ-thị trường chưa rõ nét. (5) Quá trình

hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nông sản phẩm Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.

Như vậy, xét cho cùng, Việt Nam cũng chỉ trong “bước khởi đầu” chuyển đổi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như vai trò của nông nghiệp được khẳng định là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế, vấn đềđòi hỏi là trong một tương lai gần Việt Nam cần phải áp dụng chính sách kinh tế như thế

nào cho nông nghiệp có thể phát triển toàn diện và vững chắc, và đạt được các chỉ tiêu kinh tế vào năm 2010?

Với ý nghĩa đó, để phát huy sức mạnh và vai trò nông nghiệp nhưđộng lực tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn đầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chúng tôi

đưa ra những quan điểm và dựa theo định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế của Chính phủđểđề xuất sáu nhóm chính sách áp dụng. Đó là: (1) Chính sách điều chỉnh cơ

cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn trong tương quan với cơ cấu kinh tế các ngành; (2) Chính sách ngân sách: Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông thôn, kể cả lĩnh vực khoa học-kỹ thuật; (3) Chính sách mở rộng việc làm trong ngành thâm dụng lao động; (4) Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn; (5) Chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực; và (6) Chính sách thương mại để hội nhập kinh tế thế giới hiệu quả.

Những chính sách này phải được xem xét theo thứ tự “ưu tiên”, căn cứ vào nguồn lực xã hội, và cân đối đồng bộ với hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của cả

quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, không thể xem nhẹ

vai trò nông nghiệp, không thể tự rơi vào “cái bẫy nôn nóng” công nghiệp hoá mà nhiều nước đang phát triển đã vấp phải, ngay cả Việt Nam cũng từng trải nghiệm vào những năm 70-80.

Đề tài của chúng tôi được thực hiện trong một thời gian phù hợp, nhưng có thể

có những hạn chế ngoài kỳ vọng. Trước hết, về số liệu cần thiết cho xây dựng mô hình

đã không thu thập được đầy đủ, chúng tôi cũng không đủ khả năng bổ sung được số liệu quan sát nên mô hình chưa tối ưu theo yêu cầu kinh tế lượng. Kế tiếp, chúng tôi chưa phân tích định lượng và giải thích tác động của yếu tố vốn, lao động, đất đai, công nghệ… cho tăng trưởng GDP nông nghiệp. Mong rằng khi có điều kiện, và được sự giúp

đỡ của các cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ bổ sung và hoàn thiện cho nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)