Lao động – việc làm tiến triển đều đặn, không có tính đột phá lại chịu ràng buộc trong các hoạt động kinh tế thiên về thâm dụng vốn.

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 38 - 39)

19 Số liệu thống kê ước tính năm 2004 dân số Việt Nam hơn 82 triệu người với 74% dân số ở nông thôn.

2.2.4.Lao động – việc làm tiến triển đều đặn, không có tính đột phá lại chịu ràng buộc trong các hoạt động kinh tế thiên về thâm dụng vốn.

buộc trong các hoạt động kinh tế thiên về thâm dụng vốn.

Lý thuyết và kinh nghiệm của các nước đang phát triển đi trước đã cho thấy, muốn chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thành công phải giải quyết đúng đắn vấn đề lao động - việc làm giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam 1986-2004, đáng tiếc là lao động - việc làm chỉ tăng trưởng đều đặn hàng năm khoảng 2.6%, bao gồm ở khu vực công nghiệp là 3.3%, ở khu vực nông nghiệp chỉđạt 1.2%, và ở khu vực dịch vụ khá cao với 6.6%; tất cả vẫn chưa tạo được một nhịp điệu tăng trưởng nhanh có tính đột phá, đủ sức thu hút và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá. Hệ quả : mặc dù

được đánh giá là một trong những yếu tố sản xuất thuận lợi - nguồn lao động dồi dào

với giá nhân công khá rẻ, đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp - nông thôn, nhưng lao

động đã không phát huy được lợi thế so sánh của mình21. Chúng tôi phân tích số liệu thống kê 1986-2004 chỉ ghi nhận một sự dịch chuyển nhẹ của lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, vì vậy cho đến nay, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn với 58%. (xem Hình 2.4). Điều này phản ảnh một thực tế

hoạt động sản xuất thiên về thâm dụng vốn trong các ngành công nghiệp của Việt Nam, còn các ngành dịch vụ khác vẫn chưa phát triển rộng rãi để có thể thu hút mạnh mẽ và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp đang sẵn sàng chuyển sang. Phạm Lan Hương và cộng sự (2003) cũng cho rằng trong nửa cuối thập niên 1990, chính sách công nghiệp ở Việt Nam có xu hướng thiên về các ngành sử dụng nhiều vốn, khiến quá trình chuyển đổi theo mô hình hai khu vực của Lewis (từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) diễn ra chậm chạp, còn lực lượng lao động không chuyển được từ ngành nông nghiệp có thu nhập thấp sang các ngành khác. Rõ ràng đây là một trong những trở ngại lớn lao cần giải quyết một cách hợp lý, khi Việt Nam đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá vào năm 2020.

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 38 - 39)