30 Xem Hoàng Thị Chỉnh (2003) Giáo trình Kinh tế Quốc tế Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3.4.1. Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn trong tương quan với cơ cấu kinh tế các ngành.
quan với cơ cấu kinh tế các ngành.
Trong chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn, cần củng cố và phát triển quan hệ hai chiều giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở ngay nông thôn để có thể tạo ra một hiệu ứng tích cực tăng trưởng thu nhập và việc làm. Đó là điều đã từng xuất hiện ở khu vực nông thôn của các nước châu Á điển hình thành công trong thập kỷ 70 và 80 như đã phân tích; thậm chí, Trung Quốc còn đưa ra một chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn theo kiểu “ly nông bất ly hương”. Việc phát triển các doanh nghiệp nông thôn (chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ) về chế biến lương thực-thực phẩm-thức ăn chăn nuôi, hay về các dịch vụ cung cấp đầu vào vật tư, kỹ thuật, kể cả lao động, và tiêu thụ đầu ra cho nông nghiệp, sẽ “đòi hỏi” các định chế
tài chính (hoặc chính thức hoặc không chính thức) “tựđộng điều chỉnh” các nguồn tín dụng nông thôn cho cư dân nông thôn, không chỉ trong sản xuất mà còn cho tiết kiệm và tiêu dùng vô cùng đa dạng. Khi đó, các thị trường hình thành đầy đủ, các ngành đều tăng trưởng, việc làm mở rộng, thu nhập nâng cao, và áp lực di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ giảm nhẹ.
Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có tính liên ngành và tương đối ổn định lâu dài, đòi hỏi giải quyết một cách đồng bộ nhiều nội dung. Quan trọng và có ý nghĩa quyết định là phải tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lợi thế so sánh của quốc gia nhằm xác định những sản phẩm – dịch vụ nào cần đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích. Phải tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch đất đai, tập trung thâm canh tăng năng suất ruộng đất và năng suất lao động, bảo đảm sản xuất nông sản có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước, đồng thời gìn giữ bảo vệ môi trường. Trong qui hoạch cần xác lập các chính sách và cơ chế
khuyến khích kinh tếđể hình thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn: đó là (i) các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và những ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhưđiện, cơ khí, hoá chất, chế
biến lương thực thực phẩm; (ii) các hệ thống trạm, trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông nghiệp; và (iii) các vùng sản xuất nông sản hàng hoá, tập trung thâm canh có chất lượng cao/đồng nhất với giá rẻ/ổn định để đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.