Xem Đinh Phi Hổ (2001), Chương trình điều tra về định chế tín dụng nông thôn các tỉnh Nam bộ, trong Kinh tế Nông nghiệp Lý thuyết và thực tiễn (2003), chương 6: Lý thuyết thị trường tín dụng nông thôn.

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 57 - 59)

Kinh tế Nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn (2003), chương 6: Lý thuyết thị trường tín dụng nông thôn.

có bằng trung cấp trở lên là 6.2%. Hơn nữa lại còn nhiều bất cập khác về phân bố cơ cấu lao động trong nội bộ ngành và quản lý sử dụng lao động trong nông nghiệp. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ nhất thiết dành những nguồn lực và chính sách “tốt nhất, khả thi nhất” từđào tạo, sử dụng, đãi ngộ tương thích (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..) cho lao động trong khu vực nông thôn (mở rộng ra là giáo dục và đào tạo những công dân hội đủ tri thức-nghề nghiệp-sức khoẻ, có khả năng thích ứng trong thị trường lao động và cuộc sống tương lai). Nếu không, chúng ta rất khó và rất chậm hình thành được một đội ngũ những nhà quản lý, kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, công nhân nông nghiệp lành nghề và (còn hàng triệu) những nông dân - doanh nhân ở khu vực nông thôn.

3.4.6. Chính sách thương mại để hội nhập kinh tế thế giới hiệu quả

Không nghi ngờ gì, cần có một sự thống nhất chung rằng mở rộng xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn, tất nhiên sẽđòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế, các ngành phải tự cải tiến để gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm-dịch vụ, giành lấy thị phần vững chắc từ trong nước mới đến nước ngoài.

Chính sách thương mại trong nông nghiệp phải tuân thủ luật chơi chung: thị

trường tiêu thụ và giá cả nông sản cần theo hướng gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài nước, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu. Để tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam, và đểđối phó với các rào cản kỹ thuật trong bối cảnh tự do hoá thương mại hiện nay phải có nhiều cơ chế đồng bộ. Một mặt cần tiêu chuẩn hoá chất lượng nông sản phẩm Viêt Nam tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế; mặt khác phải mở rộng và ổn

định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường. Ngoài ra, Chính phủ

cần có chính sách bảo hộ nông sản và vật tư, phân bón sản xuất trong nước theo một lộ

trình đã cam kết (AFTA, BTA và tương lai với WTO), đảm bảo ổn định giá cả và lợi ích của các doanh nghiệp (công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ) và đa số nông dân trong từng giai đoạn nhất định để họ yên tâm đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 57 - 59)