Chính sách ngân sách: Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạt ầng nông nghiệp nông thôn, kể cả lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 56 - 57)

30 Xem Hoàng Thị Chỉnh (2003) Giáo trình Kinh tế Quốc tế Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3.4.3. Chính sách ngân sách: Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạt ầng nông nghiệp nông thôn, kể cả lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.

nông thôn, kể cả lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đòi hỏi rất nhiều vốn và khoa học công nghệ, nhưng bản thân nông nghiệp Việt Nam tích luỹ đáng kể nhưng chưa cao nên không thể tự giải quyết được về vốn đầu tư. Vì vậy, vai trò của Chính phủ

trong hoạch định chính sách tạo nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa quyết định. Cùng với việc tăng tổng mức đầu tư, cần chuyển

đổi cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từđầu tư cho thủy lợi, khai hoang sang đầu tư chiều sâu, đổi mới cơ cấu giống, vật nuôi và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để tăng chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường; tăng cường đầu tư

phát triển công nghệ sau thu hoạch, hạn chế hao hụt và nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo các mô hình thích hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra những tiền đề vật chất thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Chính từ “hợp lý hoá” đầu tư này, Chính phủ và toàn cộng đồng mới có thể thực sự bảo vệ môi trường tự nhiên-xã hội theo mong muốn… Như đã phân tích, vai trò nông nghiệp Việt Nam hẳn sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Do vậy, nhất thiết phải đặt ưu tiên cao hơn về phân bổ nguồn lực công vào phát triển nông thôn. Thực tế, trong 5 năm 2001-2005, ngân sách của chính phủ chỉ đáp ứng được 50-60% yêu cầu, trong đó đã tranh thủ tối đa nguồn ODA. Nếu không có nguồn ODA này thì vốn đầu tư cho ngành còn khó khăn hơn.31 Xu hướng này cần được

đảo ngược.

Một khía cạnh khác, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn phải thể hiện bằng chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông nghiệp, Cần coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa thu nhập nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn. Chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ thích hợp (chủ yếu cho khoa học ứng dụng và từng bước vững chắc cho khoa học cơ bản) , nhất là các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng

31 Trong thập kỷ 90, tỷ phần chi tiêu cho nông nghiệp của các chính phủ giảm mạnh trong khu vực. Ví dụ, chi tiêu này giảm ở Indonesia từ trên 16% vào giữa thập kỷ 80 xuống chỉ còn 4% trong các năm gần đây, từ 11% xuống 4% ở Sri Lanka, từ 19% xuống 11% ở Nepal, và vân vân. Có nhiều nghiên cứu cho thấy chi tiêu công đáp ứng được nhu cầu của người dân ở nông thôn như đầu tư vào đường, thuỷ lợi, điện khí hoá bản làng, nghiên cứu phát triển nông nghiệp, và khuyến nông có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất nông nghiệp và gia tăng thu nhập của nông dân.

và giá trị cao kỹ thuật canh tác tiến bộ và phương pháp bảo vệ thực vật và thú y hiệu quả, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản phù hợp. Tăng cường nghiên cứu cả về

kinh tế - xã hội - môi trường…

Một phần của tài liệu 578 Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)