Quản lý đội ngũ GV môn tiếng Anh THCS

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 80 - 82)

- Chương trình phải thực sự làm ột kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ ch ứ c

2.7. Quản lý đội ngũ GV môn tiếng Anh THCS

Để tìm hiểu và thảo luận vềđội ngũ giáo viên tiếng Anh và việc quản lý đội ngũ giáo viên tiếng Anh THCS của thành phố Cà Mau với câu hỏi phỏng vấn: “Trong các năm học vừa qua, Thầy, Cô đã dự giờ bao nhiêu tiết dạy?”.

Bảng 2.18: Ý kiến thông tin về đội ngũ GV môn tiếng Anh THCS

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

- Tổng số CBQL các trường THCS đến điều tra - Số CBQL có trình độ chuyên môn tiếng Anh -Tổng số giáo viên dạy tiếng Anh THCS trong các trường điều tra

- Số giáo viên nam

- Số giáo viên có thâm niên 15 năm trở lên

- Số giáo viên được đi học nâng cao nghiệp vụ (hệ ĐH tại chức)

- Số giáo viên tốt nghiệp hệ CĐ sư phạm chính quy

- Số lần được đi tập huấn hay dự lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy

24 01 60 17 0 23 60 58 * 4,1% * 28,3% * 38,3% 100% 96,7%

Có những điểm cần lưu ý ở đây. Thứ nhất là, tỉ lệ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn tiếng Anh là rất hạn chế (4,1%) vì vậy việc quản lý và chỉ đạo chuyên môn thường gặp những

khó khăn nhất định, bên cạnh các trường không có tổ tiếng Anh sinh hoạt riêng mà ghép vào các tổ khác chiếm tỉ lệ khoảng 20%. Đây là vấn đề bức thiết ở các điểm trường nói trên; điều này giải thích một phần tại sao phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới chưa được thực hiện tốt ở các trường THCS, thiếu sự chỉđạo, sự giúp đỡ trực tiếp, mặc dù về trình độ phần lớn là đủ chuẩn để

giảng dạy, nhưng vì lý do nào đó rất nhiều giáo viên chưa hiểu và thực hiện được phương pháp dạy học tích cực, và rất mơ hồ về quan niệm thế nào là đường hướng giao tiếp và đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy ngoại ngữ. Hạn chế khách quan khác là sự chưa hợp lý về phân bổ thời lượng của một tiết học với lượng kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng theo yêu cầu. Nhiều tiết dạy đã hết thời gian mà nội dung bài vẫn còn đó thì làm sao luyện tập các kỹ năng. Dẫn đến một thực trạng phổ biến hiện nay là: “nội dung, chương trình mới, nhưng phương pháp ”.

Để dạy và học ngoại ngữ thành công, ngoài cố gắng của cá nhân học sinh, của giáo viên, của gia đình và cộng đồng còn phải kể đến sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là của ban giám hiệu nhà trường. Nhìn chung khi tìm hiểu, hầu hết ban giám hiệu nhà trường đều ý thức tầm quan trọng của ngoại ngữ, đăc biệt là của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế và trong tiếp thu phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, do nhiều ban giám hiệu không có đại diện của ngoại ngữ nên làm thế nào để dạy ngoại ngữ một cách có hiệu quả thường là câu hỏi các ban giám hiệu khó trả lời, nhiều người trong họ chưa thấy được đặc thù của môn học này và cho rằng muốn học tiếng Anh giỏi thì học sinh cũng phải học giống như học những môn khác, các em phải có động cơ học tập cao, chịu khó học tập, giáo viên phải dạy tốt,… Cá biệt hơn, có một vài nhà quản lý chưa hoàn toàn ý thức tầm quan trọng của học tiếng Anh nên việc hình dung ra

được làm thế nào để hỗ trợ việc dạy học ngoại ngữ có hiệu quả là rất khó. Từ những cứ liệu trên có thể nhận định khái quát như sau:

- Giáo viên ở một số điểm trường thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của CBQL có trình độ chuyên môn tiếng Anh dẫn đến việc một số giáo viên chưa quen với phương pháp dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp.

- Giáo viên được học nâng cao nghiệp vụ chỉ thông qua con đường đào tạo hệ tai chức, không có giáo viên có trình độĐH chính quy.

- Trình độ tiếng (lý thuyết ) và kỹ năng giao tiếp (thực hành) thấp, ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài, không có động cơ giao tiếp bằng tiếng Anh ở trường, và ít có điều kiện để cập nhật với những phát triển mới trong dạy và học ngoại ngữ.

Những thực trạng thực tế này giải thích một phần tại sao đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở bậc Trung học là việc làm bức thiết.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)