Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của G

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 85 - 86)

- Chương trình phải thực sự làm ột kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ ch ứ c

2.9.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của G

Bảng 2.21: Các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của GV và HS

Cán bộ Quản lý Giáo viên Nội dung

% Mean SD % Mean SD

(1) Phương pháp dạy học của GV 16.0 1.8 .37 27.1 1.7 .45 (2) Ý thức trách nhiệm của GV 20.0 1.8 .41 39.7 1.6 .49 (3) Ý thức học tập của học sinh 4.0 1.9 .20 6.8 1.9 .25 (4)Nội dung chương trình môn tiếng Anh 28.0 1.7 .46 29.3 1.7 .46 (5) Trình độ của học sinh 8.0 1.9 .28 6.9 1.9 .26

Ghi chú: N(CBQL)= 25 N(GV)= 60

Qua nhận xét của CBQL và GV “Ý thức học tập của học sinh” là có % đồng ý cao nhất, xếp hang thứ I (ĐTB từ 1.93 đến 1.96), tiếp theo vẫn là “ trình độ của học sinh” xếp hạng thứ 2 (ĐTB từ 1.92 đến 1.93). Điều này cho thấy CBQL và GV đã ý thức được tính chủ động của học sinh là trên hết. Vấn đề là phải định hướng giáo dục và xây dựng cho học sinh một ý thức học tập và một trình độ phù hợp thì vai trò của nhà trường, gia đình và xã hộ vẫn phải được quan tâm và đồng bộ hơn. Đây cũng là một trong những chủ trương chủ đạo trong phương pháp dạy học hiện nay “Thầy chủ đạo, trò chủ động”. Để xây dựng được những vấn đề trên phải dựa vào

nhiều yếu tố như chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp của người Thầy với thiết bị dạy học phù hợp. Nhằm loại bỏ đi những thói quen trì trệ, thụ động chỉ trông chờ vào người dạy của học sinh trước đây. Vấn đề này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Hầu hết GV khi

được hỏi đều nói rằng họ đã và đang rất cố gắng, nhưng việc học sinh thiếu động cơ học tập là nguyên nhân chủ yếu. Lúc đầu, các em rất hồ hởi ham học do đặc trưng bộ môn, nhưng thời gian sau động cơ đó giảm dần. Nhiều học sinh được hỏi cũng trả lời rằng các em thấy các bài học buồn chán và cảm thấy thất vọng khi bị điểm kém hay khi mắc lỗi và bị Thầy cô chữa lỗi trước các bạn… Điều này cho thấy “Phương pháp dạy học của GV” còn nhiều hạn chế cần khắc phục, với nội dung này có ĐTB (CBQL = 1.84 và của GV = 1.73), những điều kiện khách quan khác là lớp học đông học sinh, GV khó có thể tạo cơ hội cho từng cá nhân để sử dụng ngoại ngữ

một cách tự nhiên. Học sinh vùng nông thôn rất ngại việc nói tiếng Anh trong lớp, và các bài kiểm tra tiếng Anh vẫn chủ yếu tập trung vào kỹ năng đọc, ngữ pháp và viết ở cấp độ câu. Thói quen này dẫn đến GV hạn chế sử dụng các phương pháp sáng tạo vì phần nhiều chỉ chú trọng vào hình thức ngôn ngữ hơn là vào ý nghĩa của nó, trong khi các kỹ năng chủ đạo khác như

nghe và nói hầu như bị lãng quên. GV cũng chưa khuyến khích các em học môn học này một cách tích cực, và cũng chưa tạo động cơ học tập tốt cho các em.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 85 - 86)