Đưa giáo viên đi học tập các chuyên đề về dạy môn tiếng Anh, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 94 - 96)

đơn vị khác

+ Hiệu trưởng cần chủđộng sắp xếp thời gian, lượng công việc trong năm học để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng CBQL và GV đang làm nhiệm vụ quản lý và trực tiếp dạy học môn tiếng Anh được dự đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các chuyên đề vềđổi mới dạy học môn tiếng Anh.

3.2.2.2. Bin pháp lãnh đạo to điu kin v thi gian cho Giáo viên t bi dưỡng chuyên môn môn

Trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đội ngũ Giáo viên là nhân tố có tính quyết định, vì vậy công tác xây dựng và phát triển đội ngũ Giáo viên về cả số lượng lẫn chất lượng, đây là tiêu chí hàng đầu để xây dựng thành công nhà trường phát triển bền vững và toàn diện. Với các yêu cầu trên nhà quản lý phải luôn quan tâm đến xây dựng đội ngũđủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đủ sức thực hiện mục tiêu và kế hoạch của nhà trường. Muốn xây dựng được đội ngũ Giáo viên đạt được những tiêu chí trên, nhà quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, mở các lớp tập huấn cho Giáo viên. Năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện các loại hình đào tạo bồi dưỡng: đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng chính trị. Trong công tác này, Ban giám hiệu các nhà trường phải lập kế hoạch tham mưu với Phòng Giáo dục để Phòng Giáo dục liên kết với các cơ sởđào tạo, mở các lớp tại chức, chuyên tu, từ xa tạo cơ hội cho Giáo viên được học tập, nâng cao trình độ

chuyên môn. Cụ thể là từ năm 2000 đến nay, Ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp với Phòng giáo dục, trường Cao Đẳng Sư Phạm liên kết đào tạo với trường Đại Học Sư Phạm Huế mở các lớp từ xa, tại chức. Riêng đối với Giáo viên tiếng Anh THCS, đã được tạo điều kiện tham gia lớp Chuyên tu của Đại Học Sư Phạm Hồ Chí Minh từ hè năm 2004 đến nay, có trên 100 Giáo viên đã tốt nghiệp. Ngoài ra, hàng năm Phòng giáo dục kết hợp với Sở giáo dục mở các lớp tập huấn hè để Giáo viên cập nhật thông tin, nắm bắt được những đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy mới. Nhờ có sự quan tâm và chỉđạo sát sao của ngành Giáo dục thành phố Cà Mau, trình độ đội ngũ Giáo viên được nâng lên cho nên khả năng thực hiện chương trình SGK mới được thuận lợi và hiệu quả giáo dục cũng được nâng lên rất nhiều.

Bên cạnh, đội ngũ Giáo viên xác định rõ ý thức về tự học, tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ tự nghiên cứu tài liệu, các phương tiện đồ dùng dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe nhìn, các công tác tự bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn của đội ngũ Giáo viên đã không những góp phần nâng cao kết quả giảng dạy mà còn khẳng định chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, tự trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học chương trình SGK mới.

Trong nền Giáo dục Cà Mau của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm đến Giáo dục tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người đều có quyền bình đẳng về cơ hội trong Giáo dục, nhất là trong việc phát triển đội ngũ Giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng thực tế không phải Giáo viên nào cũng có khả năng và điều kiện để tự trau dồi và rèn luyện thêm trong chuyên môn. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các nhà quản lí phải thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người Giáo viên trong việc cố gắng vươn lên trong việc nâng cao trình độ, … và các nhà quản lí phải đảm bảo không để bất cứ Giáo viên nào chỉ vì hoàn cảnh khó khăn vềđiều kiện thời gian và kinh tế mà không thực hiện được những nguyện vọng chính đáng, nhất là trong giai đoạn đổi mới và ngành Giáo dục đang cần những con người như vậy

3.2.2.3. Bin pháp lãnh đạo to điu kin v tài chính cho Giáo viên t bi dưỡng chuyên môn

Công tác bồi dưỡng chuyên môn thay sách, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn và đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh… là công việc rất quan trọng. Làm thế nào để CBQL, GV thấu suốt được từ nội dung chương trình, phương pháp, sách giáo khoa, đổi mới bậc học là công việc khó khăn. Lâu dài. Vì vậy công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, hội thảo giúp cho CBQL, GV thực hiện chương trình thuận lợi, có hiệu quả.Ngoài các chính sách về tài chính theo quy định cho GV tự nâng cao trình độ, nghiệp vụ, lãnh đạo phải xem xét và hỗ trợ cho GV bằng các nguồn kinh phí tự tạo của nhà trường, giúp cho Cán bộ - GV phấn đấu học tập và xem đây như một phong trào tích cực.

Từ năm 1998 về trước, các lớp đào tạo bồi dưỡng GV đều được phân bổ kinh phí đào tạo, người học và cơ quan cửđi học không phải đóng học phí. Ngoài ra người học còn được trợ cấp sinh hoạt phí, tiền tài liệu.

Hiện tại cơ chế tài chính cho công tác đào tạo và bồi dưỡng GV như sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ chỉ tiêu đào tạo cho trường CĐSP và nguồn kinh phí bình quân 6,3 triệu đồng/sinh viên, phân bổ cho Sở giáo dục và Đào tạo chỉ tiêu đào tạo và nguồn kinh phí mở các lớp ĐHSP tại đồng/sinh viên, phân bổ cho Sở giáo dục và Đào tạo chỉ tiêu đào tạo và nguồn kinh phí mở các lớp ĐHSP tại chức. Sở giáo dục và Đào tạo thông báo chỉ tiêu cửđi học đào tạo nâng chuẩn cho các huyện thị.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)