- Chương trình phải thực sự làm ột kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ ch ứ c
2.5.3. Quản lý PPDH mới môn tiếng Anh của GV THCS 1 Quản lý việc thực hiện các PPDH mới của G
2.5.3.1. Quản lý việc thực hiện các PPDH mới của GV
Bảng 2.11 - Ý kiến của CBQL và GV về việc sử dụng phương pháp dạy – học tiếng Anh hiện nay
Cán bộ Quản lý Giáo viên Nội dung
% Mean SD % Mean SD
(1) Phương pháp rèn luyện ngữ
pháp - dịch 56.0 1.4 .51 64.4 1.4 .48
(2)Phương pháp rèn luyện kỹ năng
nghe - nói 20.0 1.9 .41 15.0 1.8 .36
(3) Phương pháp giao tiếp 20.0 1.8 .41 25.0 1.8 .44 (4) Phổ biến là Thầy đọc–trò chép 88.0 1.1 .33 90.0 1.1 .30
(5) Có đổi mới phương pháp dạy -
học khác nhưng còn chậm 16.0 1.7 .37 28.3 1.8 .45 (6) Đổi mới phương pháp chủ yếu
ở các giáo viên giỏi 80.0 1.3 .41 75.0 1.2 .44
(7) Chỉ đổi mới rõ trong các đợt
thao giảng 76.0 1.3 .44 75.0 1.2 .44
(8) Đổi mới đồng đều ở tất cả
giáo viên 20.0 1.8 .41 18.3 1.8 .39
Ghi chú: N(CBQL)= 25 N(GV)= 60
Xét thấy: với CBQL đánh giá trong việc quản lý phương pháp dạy học của GV hiện nay “Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe – nói” hạng thứ 1 (ĐTB = 1.85), “Đổi mới đồng đều ở tất cả GV”, xếp hạng thứ 2 với ĐTB=1.82. “Phương pháp giao tiếp” thứ 3 “Có đổi mới phương pháp dạy- học khác nhưng còn chậm” thứ 4. Điều này cho thấy lãnh đạo rất quan tâm đến các
điều kiện xung quanh việc đổi mới cải cách giáo dục, vừa hướng HS rèn luyện tốt các yếu điểm mà trước đây SGK cũ GV không thực hiện được đó là kỹ năng nghe - nói và phương pháp giao tiếp, bên cạnh tất cả các đối tượng GV phải được tập huấn một cách đồng bộ, được cập nhật tất cả các thông tin có liên quan… tuy nhiên, một số CBQL có ý kiến cho rằng bước đầu “có đổi
mới phương pháp dạy - học nhưng còn chậm” đây cũng là những hạn chế khách quan, vì tất cả
kế hoạch hay chiến lược nào cũng cần có thời gian để biến đổi vấn đề là phải rút ngắn hơn nữa. Rất ít CBQL đồng ý “đúng” với các nội dung về phương pháp dạy học sau: “Phổ biến là Thầy đọc - Trò chép”( ĐTB=1.10 và 12% cho rằng đúng), “Đổi mới phương pháp chủ yếu ở các giáo viên giỏi” ( ĐTB=1.25 và chỉ 20% đồng ý), “Chỉ đổi mới rõ trong các đợt thao giảng”(ĐTB = 1.25 và 24% đúng), còn phương pháp rất phổ biến và phù hợp với bộ SGK trước
đây là “phương pháp rèn luyện ngữ pháp – dịch” có 44% đồng ý và ĐTB = 1.36. Đây là bước
đầu thành công trong quan điểm quản lý, đã so sánh và đối chiếu để chỉ đạo nhằm khắc phục dần các phương pháp cổ hủ, lạc hậu
Nhìn lại bảng 2.5.1, ta thấy sựđồng ý “đúng” của GV với CBQL là tương đối giống nhau. Tuy nhiên các thứ hạng theo quan điểm của người trực tiếp đứng lớp và người quản lý có thay
đổi: “Có đổi mới phương pháp dạy- học khác nhưng còn chậm” xếp thứ 1 (ĐTB= 1.84) có 71.7% GV đồng ý, cùng xếp đồng hạng 2 là các nội dung như “phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe- nói” có 85% GV cho rằng đúng, “đổi mới đồng đều ở tất cả GV” có 81.7% cho rằng đúng và “phương pháp giao tiếp” có 75% GV đồng ý đúng, cả 3 nội dung trên đều có ĐTB= 1.80. Vì
đa số GV cho rằng các tiêu chí trên là quan trọng và hiệu quả như nhau trong việc áp dụng phương pháp mới hiện nay, yếu tố đổi mới đồng đều ở tất cả GV mà ngay từ khi thí điểm SGK, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương hết sức đúng đắn, không chỉ quan tâm đến các tiết dạy thao giảng, thi GV giỏi,… mà kiểm tra đánh giá ngay trong tiết dạy đại trà của tất cả
GV đứng lớp…Rất ít GV đồng tình với phương pháp “Thầy đọc- trò chép”, chỉ có 10% GV cho rằng đúng về vấn đề này, “đổi mới phương pháp chủ yếu ở các tiết dạy giỏi hay các tiết dạy thao giảng” có 25% GV đồng ý và “phương pháp luyện ngữ pháp – dịch” có 35.6% GV đồng ý,…Điều này cho thấy vẫn còn một số GV bảo thủ, cổ hủ không thể đoạn tuyệt với các phương pháp truyền thông đi ngược lại ý đồ của của nội dung, chương trình SGK và các chủ trương của
Đảng và nhà nước ta trong công cuộc cải cách giáo dục.