- Nhóm biện pháp 3: Xây dựng qui trình quản lý hoạt động DH tiếng Anh
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Cần có quy hoạch vềđào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ, các lớp tập huấn phải được tổ chức thường xuyên hơn, cụ thể hơn, không chỉđểđối phó, dừng lại ở mức độ GV nắm được nội dung SGK mà còn phải khái quát được cả chương trình.
- Với mục tiêu của chương trình SGK mới quan trọng là dạy cho HS có thể vận dụng được các yêu cầu kĩ năng giao tiếp, vì vậy ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kĩ năng soạn giảng, hạn chế trường kĩ năng giao tiếp, vì vậy ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kĩ năng soạn giảng, hạn chế trường hợp GV chỉ dạy đối phó với thi cử… Bộ GD&ĐT còn hỗ trợ tài liệu nghiên cứu.
Bộ GD&ĐT cần cụ thể hoá nội dung quản lý dạy học của hiệu trưởng các trường THCS thực hiện chương trình - SGK mới trong cả nước, cần hướng dẫn một số nội dung trong chương trình,nội dung SGK tiếng Anh mới, khó,.. hướng dẫn quỹ thời gian bố trí dạy phù hợp cho việc dạy kĩ năng. Cần điều chỉnh một số bài trong sách giáo khoa cho ngắn gọn và phù hợp hơn, số tiết trên tuần cần giảm bớt, một số sai sót về kênh hình, kênh chữ. Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần trang bị thêm và chất lượng tốt hơn, chính xác hơn, thiết thực hơn. Cơ chế phối hợp chỉđạo giữa Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần chặt chẽ và đồng bộ hơn.
Thông qua nội dung, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu của Bộ GD&ĐT, qua dự giờ , hội thảo, chủđề hàng tháng do phòng giáo dục tổ chức tập trung vào những bài dài, khó, những vấn đề lý luận về phương pháp giảng dạy các bộ môn… rút ra phương án khả thi cho bộ môn, cho bài dạy đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, nhất là khả năng tự học, tự rèn; nâng cao vai trò chủđạo của người thầy trên lớp.