Quản lý chương trình,nội dung và phương pháp dạy học mới 1 Quản lý chương trình SGK tiếng Anh mới THCS

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 63 - 64)

- Chương trình phải thực sự làm ột kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ ch ứ c

2.5. Quản lý chương trình,nội dung và phương pháp dạy học mới 1 Quản lý chương trình SGK tiếng Anh mới THCS

2.5.1. Quản lý chương trình SGK tiếng Anh mới THCS 2.5.1.1.Chương trình SGK tiếng Anh mới

Chương trình SGK tiếng Anh THCS mới được biên soạn và phát triển trên nhiều chủ điểm điểm lớn. So sánh với thời kỳ trước, bộ SGK mới đã đạt một số tiến bộ, hình thức đẹp và hấp dẫn hơn, với SGK nước ngoài thì chương trình SGK của nước ta không nặng hơn,…Nói chung, bước đầu chương trình và SGK mới đã góp phần thuận lợi không nhỏ cho việc đổi mới chương trình hiện nay. Theo nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương phấp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” và “ Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chiế của chương trình, SGK; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn…Đổi mới nội dung chương trình, SGK, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới TBDH, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác QLGD

Chương trình quy định thời lượng dạy học cho từng phần (chương, bài học, mô đun, chủ đề,…) trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thực hành và thời lượng kiểm tra định kỳ tương ứng với các phần đó.

Tại Hội nghị về báo cáo tổng kết sau 7 năm thực hiện đổi mới chương trình, SGK tiếng Anh cấp THCS của Sở Giáo dục và Đào tạo, đã tập trung nêu bậc 5 bài học kinh nghiệm lớn.

Đó là: Kinh nghiệm quán triệt chương trình và sách giáo khoa mới; Kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; Kinh nghiệm quản lý, tổ chức và sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình và sách mới; Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn đổi mới phương pháp học tập của học sinh và Kinh nghiệm kết phối hợp của các cấp quản lý giáo dục đối với việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

Trong thực tế, chương trình mới đã phản ánh được ít nhiều yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, sách giáo khoa cũng giảm bớt tính hàn lâm với nhiều ứng dụng gắn liền với cuộc sống hơn... Thế nhưng, giữa mong muốn và thực tế vẫn

đang có khoảng cách không nhỏ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)