Mô tả tình hình HIV/AIDS tại bốn địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động HIV / AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói của các hộ gia đình tại Việt Nam docx (Trang 67 - 69)

5.1.3.1 TP. Hồ Chí Minh

Theo các cán bộ y tế của TP. Hồ Chí Minh, thành phố đang trên bờ của một dịch toàn thể với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai đến khám tại các phòng khám thai xấp xỉ 1%. Tỷ lệ hiện mắc đặc biệt cao trong những nhóm truyền thống có nguy cơ cao. Hơn nữa, việc vừa quan hệ tình dục không bảo vệ và vừa sử dụng ma túy trong gái mại dâm tạo một môi tr−ờng lý t−ởng cho lan tràn nhanh chóng vi-rút.

Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng thành phố vào ngày 15/9/2003, thành phố đã ghi nhận con số lũy tích là 13.849 tr−ờng hợp nhiễm HIV, trong đó có 5.212 đã phát triển thành AIDS và 2.036 tr−ờng hợp đã tử vong. Tỷ lệ mới nhiễm HIV đang gia tăng, đặc biệt trong những ng−ời trẻ. Thành phố cũng thấy cần thiết quan tâm và đầu t− hơn nữa cho chăm sóc tại nhà cho những ng−ời nhiễm HIV/AIDS, một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam.

Vào cuối năm 2002, Quận 10 của TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận 489 tr−ờng hợp HIV/AIDS, trong đó 186 đã tử vong. Con số hiện tại về ng−ời bị nhiễm HIV là 141 trong đó quận đã quản lý và t− vấn đ−ợc 81 tr−ờng hợp. Số ng−ời còn lại hoặc đ−ợc gửi tới trung tâm cai nghiện hoặc không thể tìm thấy để theo dõi (báo cáo của Trung tâm Y tế quận 10).

44

Trần Hiển và cộng sự (2002) phát hiện là 71% những ng−ời nghiện chích ma túy ở Quảng Ninh vào năm 2000 đã có quan hệ tình dục lần đầu tiên tr−ớc tuổi 20 và 73,4% đã báo cáo có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Tuấn và cộng sự đã báo cáo là 53% những ng−ời nghiện chích ma túy ch−a kết hôn tại Hải Phòng vào năm 1999 đã có quan hệ tình dục. Phi và cộng sự (1999) đã phát hiện là khoảng 50% những ng−ời nghiện chích ma túy tại 5 tỉnh, thành phố phía Bắc (Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Lạng Sơn và Nghệ An) vào năm 1999 đã có quan hệ tình dục tr−ớc hôn nhân và 85,6% trong số họ đã có quan hệ tình dục lần đầu tiên với gái mại dâm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ t−ơng ứng trong những thanh niên không sử dụng ma túy tại Việt Nam.

45

Sử dụng bao cao su thấp trong những ng−ời nghiện chích ma túy. Từ 28% - 56% những ng−ời nghiện chích ma túy tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ vào năm 2000 đã báo cáo th−ờng xuyên sử dụng bao cao su với gái mại dâm trong 12 tháng qua (Tùng và cộng sự 2001; Trần Hiển và cộng sự 2002).

46

Ví dụ trên 50% gái mại dâm ở Nha Trang đã sử dụng bao cao su chỉ mức “vài lần”; 65% gái mại dâm gián tiếp (nghĩa là những ng−ời không hoạt động tại các nhà chứa mà ở các quán ka-ra-ô-kê, điểm mát-sa, v.v.) tại ba tỉnh phía Nam đã báo cáo sử dụng bao cao su chỉ ở mức thỉnh thoảng hoặc ch−a bao giờ; và 70% trong số 800 bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục trong cuộc điều tra tại hai tỉnh phía Nam nói rằng họ “ch−a bao giờ sử dụng bao cao su” (Elmer và Tùng 2001).

Quận 10 đã đ−ợc ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh phân bổ một số kinh phí để cấp thuốc men cho những ng−ời nhiễm HIV/AIDS có trong danh sách kiểm soát của Trung tâm Y tế quận. Đây là những loại thuốc đơn giản, hầu hết chỉ là vi-ta-min. Tối đa cho mức mỗi lần kê đơn là 30.000 đồng và một ng−ời có thể nhận đ−ợc thuốc miễn phí tối đa là hai lần trong một năm. Vào năm 2003, số kinh phí đ−ợc ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp cho quận 10 cho mục đích này là 1,2 triệu đồng. Trung tâm Y tế quận có thể quyết định bổ sung tiền từ nguồn khác cho số kinh phí này.

Để có trong danh sách kiểm soát của Trung tâm Y tế quận, cần đ−a ra kết quả xét nghiệm d−ơng tính với HIV. Phần đông những ng−ời trong danh sách là nam giới. Hầu hết gái mại dâm đã bỏ địa bàn sau khi phát hiện tình trạng d−ơng tính với HIV. Trung tâm Y tế quận không giữ danh sách những đứa trẻ mồ côi do cha mẹ đã qua đời vì AIDS. Các nỗ lực để tập hợp một danh sách nh− vậy đã phải từ bỏ vì trung tâm thiếu các ph−ơng tiện hỗ trợ cho các trẻ mồ côi nh− vậy.

Ngoài số thuốc miễn phí khiêm tốn, hình thức hỗ trợ duy nhất mà chính quyền địa ph−ơng và trung tâm y tế đôi khi dành cho những ng−ời nhiễm HIV/AIDS là những chuyến đến thăm với các món quà nh− đ−ờng, sữa và qua đó hỗ trợ về mặt tinh thần cho họ.

5.1.3.2 An Giang

Một đặc điểm đặc biệt của An Giang là nằm ở vị trí tiếp giáp với Cam-pu-chia. Nhiều năm cho thấy một số l−ợng lớn phụ nữ qua biên giới sang Cam-pu-chia hoạt động mại dâm. Nhiều trong những phụ nữ này sau vài năm trở về nhà, sống một cuộc sống bình th−ờng, lập gia đình và có con cái, đã không biết về tình trạng nhiễm HIV của họ. Hình thức lây truyền qua tiêm chích ma túy tĩnh mạch thực sự là có ở An Giang nh−ng không phổ biến nh− lây nhiễm qua đ−ờng quan hệ tình dục.

Ghi nhận chính thức từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho thấy từ năm 1993 - 2003, tỉnh đã ghi nhận một số lũy tích là 4.405 tr−ờng hợp d−ơng tính với HIV. Trong những tr−ờng hợp này, 1.904 đã phát triển thành AIDS và 1.572 đã tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm đang gia tăng: 526 tr−ờng hợp nhiễm HIV/AIDS mới đã đ−ợc báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2003, so với 503 ca nhiễm mới của cùng kỳ năm 2002. Phụ nữ chiếm 29% tất cả các tr−ờng hợp nhiễm từ đầu vụ dịch nh−ng tỷ lệ này đang gia tăng. Trong nửa đầu năm 2003, các tr−ờng hợp mới bị phát hiện nhiễm HIV trong phụ nữ chiếm 31% trong tất cả các tr−ờng hợp. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình phụ nữ bị nhiễm HIV trong toàn quốc tại Việt Nam.

Tại An Giang, nghiên cứu đã đ−ợc tiến hành tại bốn xã của thành phố Long Xuyên. Trung tâm Y tế thành phố hiện có danh sách của 126 ng−ời bị nhiễm HIV/AIDS. Thành phố đã từng có ch−ơng trình gọi tắt là QCT (Quản lý, chăm sóc và t− vấn) do Văn phòng ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS đề x−ớng vào năm 1996. Một trong những cấu thành của ch−ơng trình là cung cấp thuốc miễn phí dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Khi đề x−ớng này kết thúc, thành phố tiếp tục triển khai ch−ơng trình bằng nguồn kinh phí của tỉnh.

Các nhóm giáo dục đồng đẳng cho gái mại dâm ở thành phố Long Xuyên khá mạnh và triển khai nhiều hoạt động. Không có nhóm giáo dục đồng đẳng và không có nhóm “bạn giúp bạn” trong những ng−ời nghiện chích ma túy .

5.1.3.3 Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh nông thôn ở miền Bắc Việt Nam, nhiều ng−ời biết đến về việc di c− mạnh ra ngoài tỉnh kiếm việc làm của ng−ời lớn. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV không thuộc loại cao nhất trong cả n−ớc nh−ng số nhiễm HIV/AIDS mới đang gia tăng. Vào cuối năm 2002, 853 tr−ờng hợp nhiễm HIV/AIDS đã đ−ợc phát hiện trong đó có 143 đã phát triển thành AIDS và 81 tr−ờng hợp đã tử vong.

Đ−ờng lây truyền chính là qua tiêm chích ma túy và chiếm 75% tổng số các tr−ờng hợp lây nhiễm. Tuy nhiên, lây truyền qua tình dục không bảo vệ đang gia tăng, tăng từ 27% trong tất

cả các tr−ờng hợp nhiễm vào năm 2001 lên 31% vào năm 2002. Nam giới chiếm 88% tất cả các tr−ờng hợp nhiễm.

Vì di c− ra ngoại tỉnh để kiếm việc làm rất phổ biến trong nam giới sống ở vùng nông thôn, nên tỷ lệ nhiễm tại những vùng này cao. 70% các tr−ờng hợp bị nhiễm HIV/AIDS đ−ợc báo cáo là từ các vùng nông thôn.

Thái Bình không có ch−ơng trình cung cấp thuốc miễn phí cho những ng−ời nhiễm HIV/AIDS. Đôi khi những phụ nữ mang thai đ−ợc dùng liệu pháp thuốc ARV để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Không có kênh hỗ trợ tài chính chính thức đ−ợc báo cáo. Bệnh nhân HIV/AIDS đến điều trị ở trạm y tế xã phải tự trả phí dịch vụ và tiền thuốc men. Chỉ những bệnh nhân bị bệnh lao đ−ợc xét bao cấp thuốc chống lao từ ch−ơng trình quốc gia phòng chống lao.

5.1.3.4 Quảng Ninh

Vào cuối năm 2002, 5.954 tr−ờng hợp d−ơng tính với HIV đã đ−ợc phát hiện trong đó có 615 tr−ờng hợp AIDS và 440 tr−ờng hợp tử vong do AIDS. Phần đông những ng−ời nhiễm HIV/AIDS là nam giới chiếm 92% các tr−ờng hợp nhiễm. Ng−ời nghiện chích ma túy chiếm khoảng 70% tất cả các tr−ờng hợp nhiễm. Tỉnh tham gia nhiều ch−ơng trình hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Những ch−ơng trình này tập trung đặc biệt vào dự phòng hơn là hỗ trợ và chăm sóc cho những gia đình có ng−ời nhiễm HIV/AIDS. Các loại thuốc đ−ợc bao cấp cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội có sẵn ở các bệnh viện. Tuy nhiên, không có cung cấp thuốc tại nhà cho những ng−ời bị nhiễm HIV/AIDS nh− hai tỉnh ở miền Nam.

Nghiên cứu tr−ờng hợp đã đ−ợc tiến hành ở hai ph−ờng của thành phố Hạ Long với 157 tr−ờng hợp nhiễm (ở ph−ờng Yết Kiêu) và 202 tr−ờng hợp nhiễm (ở ph−ờng Lam) đ−ợc ghi nhận cho đến thời điểm ngày 30/7/2003. Tới tháng 5/2003, TP. Hạ Long đã báo cáo có 1.958 tr−ờng hợp nhiễm HIV, trong đó có 611 tr−ờng hợp đã chuyển thành AIDS và 681 tr−ờng hợp đã tử vong.

Một đặc điểm phổ biến trong tất cả các địa điểm tiến hành nghiên cứu, đặc biệt ở An Giang, Thái Bình và Hạ Long là nhiều ng−ời không biết đ−ợc tình trạng nhiễm HIV của họ cho tới khi họ có các triệu chứng phát bệnh. Điều này giải thích tại sao họ qua đời rất nhanh sau khi phát hiện tình trạng nhiễm bệnh, trong một số tr−ờng hợp qua đời ngay sau đó chỉ một tuần. Gánh nặng do HIV/AIDS gây ra cho chăm sóc y tế vì vậy không lớn nh− tr−ờng hợp biết đ−ợc tình trạng nhiễm bệnh sớm hơn. Yếu tố này cần đ−ợc tính tới khi đánh giá tác động tới kinh tế của HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Tác động HIV / AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói của các hộ gia đình tại Việt Nam docx (Trang 67 - 69)