Các phát hiện chính về tác động của HIV/AIDS lên chi phí bệnh viện

Một phần của tài liệu Tác động HIV / AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói của các hộ gia đình tại Việt Nam docx (Trang 54 - 55)

Các chủ đề chính nổi lên từ nghiên cứu tr−ờng hợp là các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại bệnh viện rất nghèo nàn và cực kỳ hạn chế do nguồn lực của hệ thống y tế. Kỳ thị ảnh h−ởng rất nhiều tới hành vi đi khám chữa bệnh của những ng−ời nhiễm HIV/AIDS và làm cho họ miễn c−ỡng đi điều trị do sợ bị lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS. Hầu hết các chi phí cho chăm sóc và điều trị về HIV/AIDS là do các hộ gia đình chi trả.

Ước tính là chỉ 1/3 những ng−ời nhiễm HIV/AIDS đ−ợc điều trị tại các cơ sở y tế (Văn phòng ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS 1999). Điều này có lẽ là do hạn chế của bên cung cấp dịch vụ đ−ợc phản ánh trong chi tiêu thấp cho chăm sóc y tế đ−ợc nêu rõ trong bảng ở phần tr−ớc. Tuy nhiên, bằng chứng từ nghiên cứu tr−ờng hợp cho rằng kiểu sử dụng bị ảnh h−ởng bởi sự kỳ thị và phân biệt đối xử về HIV/AIDS và thực tế là các gia đình không muốn tuyên bố công khai tình trạng d−ơng tính HIV của thành viên trong hộ gia đình. Họ sợ rằng nếu thấy họ đ−ợc điều trị ở bệnh viện có thể dẫn đến gia tăng sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Thay vào đó, các hộ gia đình muốn chăm sóc ng−ời nhiễm HIV/AIDS tại nhà và nếu họ có thể trả đ−ợc họ muốn mời cán bộ y tế đến thăm khám tại nhà.

Nghiên cứu này đã phát hiện là phần đông những ng−ời nhiễm HIV/AIDS đ−ợc tiếp nhận vào bệnh viện là những ng−ời mà gia đình họ không thể và không tự nguyện chăm sóc họ (th−ờng là những tù nhân, những ng−ời có khó khăn cơ cực và không có chọn lựa khác). Các phần tr−ớc đã thảo luận tác động của chăm sóc y tế cho ng−ời nhiễm HIV/AIDS lên hộ gia đình. Nghiên cứu tr−ờng hợp về tác động của HIV/AIDS đối với bệnh viện cũng đã cho thấy những bệnh nhân nội trú bị nhiễm HIV/AIDS th−ờng đ−ợc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tại bệnh viện nh−ng họ không tiếp cận với liệu pháp dùng thuốc ARV. Điều này phần lớn do thực tế là khả năng chi trả của họ rất thấp. Hơn nữa, tiếp cận để mua các thuốc ARV nh− Lamizidivir, Combivir và Crixivan cực kỳ hạn chế.

Không có bệnh nhân nội trú nào trong nghiên cứu tr−ờng hợp nhận đ−ợc thuốc ARV miễn phí từ bệnh viện. Các bệnh nhân nội trú th−ờng nghèo đói và không thể chi trả cho điều trị thuốc ARV và do vậy họ chỉ nhận đ−ợc chăm sóc và điều trị giảm nhẹ cho một số bệnh nhiễm trùng cơ hội. So sánh với các bệnh nhân nội trú bị nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhân ngoại trú nhận đ−ợc điều trị các nhiễm trùng cơ hội và liệu pháp dùng thuốc ARV nhiều hơn. Chính họ đã trả cho các chi phí này từ túi cá nhân. Tất cả bệnh nhân ngoại trú trong nghiên cứu tr−ờng hợp này đã sử dụng ít nhất một liều thuốc ARV trong năm tr−ớc khi tiến hành điều tra này. Hơn nữa, hầu hết bệnh nhân ngoại trú bị nhiễm HIV/AIDS đã làm xét nghiệm đếm tế bào CD4 để theo dõi tiến triển HIV/AIDS. Nh− phỏng vấn với các cán bộ y tế cho thấy, bệnh nhân ngoại trú bị nhiễm HIV/AIDS th−ờng đi thăm khám bác sĩ một lần trong tháng, th−ờng trùng hợp với những lần họ có thể chi trả dùng thuốc ARV. Những ng−ời nhiễm HIV/AIDS có xu h−ớng gián đoạn điều trị khi họ không thể chi trả cho chi phí dùng thuốc ARV.

Các chi phí điều trị tại bệnh viện cho bệnh nhân HIV/AIDS ch−a đ−ợc nghiên cứu tại Việt Nam33. Các kết quả chi tiết về tính toán chi phí đ−ợc trình bày trong phần phụ ch−ơng.

Một phần của tài liệu Tác động HIV / AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói của các hộ gia đình tại Việt Nam docx (Trang 54 - 55)