Mức độ các hộ gia đình và cá nhân bị nhiễm HIV/AIDS có thể có đ−ợc từ các cơ chế hỗ trợ của cộng đồng không chính thức và chính thức bị ảnh h−ởng mạnh mẽ bởi kỳ thị. Kỳ thị gây ảnh h−ởng nếu và các hộ gia đình quyết định tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài. Tiếp đó kỳ thị còn ảnh h−ởng đến nhận thức của những ng−ời khác trong cộng đồng liệu có hay không các gia đình bị ảnh h−ởng bởi HIV/AIDS thực sự cần sự trợ giúp. Mức độ kỳ thị và xa lánh những hộ gia đình có ng−ời nhiễm HIV/AIDS cũng quyết định liệu có sự hỗ trợ từ cộng đồng không và chắc chắn ảnh h−ởng đến gánh nặng HIV/AIDS đặt lên các hộ gia đình. Do đó quan trọng là liên kết đáp ứng của cộng đồng với các tác động của HIV/AIDS lên hộ gia đình.
Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tác động lên sự gắn kết xã hội ở cả cấp hộ gia đình và cộng đồng. Một mặt, sự gắn kết xã hội tạo nền tảng cho xây dựng các cơ chế hỗ trợ ở cấp cộng đồng. Có lẽ cũng cần tranh luận là chỉ ở những cộng đồng duy trì đ−ợc mức gắn kết đáng kể có thể mới huy động đ−ợc nguồn lực nội tại để phát triển các cơ chế hỗ trợ các thành có nhu cầu. Những cơ chế nh− vậy bị phá hủy khi có sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Đồng thời các bệnh tật có sự kỳ thị và sợ hãi lớn, nh− là HIV/AIDS, th−ờng tạo ra gắn kết mới trong hộ gia đình và các cá nhân cùng chung lợi ích và các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, trong khi phá tan đi một số mặt gắn kết và ràng buộc của gia đình và cộng đồng,
gắn kết mới có thể đ−ợc hình thành và từ đó những cơ chế hỗ trợ mới có thể đ−ợc xây dựng38. Viễn cảnh này phần lớn phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, quan trọng là số ng−ời bị nhiễm và bị ảnh h−ởng bởi dịch. Nói chung, kỳ thị và phân biệt đối xử giảm đi khi tỷ lệ nhiễm tăng lên và các thành viên trong cộng đồng trở lên quen thuộc với sự có mặt của những ng−ời bị nhiễm và bị ảnh h−ởng bởi HIV/AIDS. Thứ hai, quyết định là mức tài chính và con ng−ời mà các thành viên trong cộng đồng bị ảnh h−ởng có để sử dụng39. Trong khi lây nhiễm trong các nhóm gọi là có nguy cơ thấp đang gia tăng, những ng−ời nghiện chích ma túy và gái mại dâm vẫn chiếm phần lớn nhất trong quần thể những ng−ời d−ơng tính với HIV ở Việt Nam. Do có nhiều sự xa lánh và thực tế là hầu hết các thành viên của họ có khó khăn về xã hội và kinh tế, nên chính những nhóm này thấy khó có cách tiếp tục có tiếng nói của mình trong xã hội và họ để mặc các cơ chế hỗ trợ chính thức cho những ng−ời đồng loại bị nhiễm HIV/AIDS.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử là một b−ớc đầu tiên quan trọng thực hiện các cơ chế làm giảm hiệu quả tác động kinh tế xã hội của HIV/AIDS lên hộ gia đình Việt Nam. Khi kỳ thị và phân biệt đối xử giảm đi, ngày càng nhiều ng−ời nhiễm HIV/AIDS đi xét nghiệm và đến với dịch vụ y tế. Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị sẽ có chất l−ợng tốt hơn vì nhiều nhân viên ngành y tế sẽ tự nguyện và có thể đ−ơng đầu với HIV/AIDS. Họ sẽ thấy dễ dàng hơn khi tiếp cận với các kênh hỗ trợ không chính thức và các nhà lãnh đạo sẽ ít khó khăn hơn trong đấu tranh cho các quyền của ng−ời nhiễm HIV/AIDS và các cơ chế hỗ trợ chính thức.
Mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử ở xã hội Việt Nam sẽ phần nào quyết định liệu các nỗ lực của Nhà n−ớc, các đối tác phát triển trong n−ớc và quốc tế và các tổ chức khác làm giảm sự lây lan của HIV/AIDS và làm giảm nhẹ các tác động của dịch đối với kinh tế xã hội sẽ bền vững và thành công.