HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 82 - 85)

- Tổng tài sản /Vốn

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010

4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Trong những nămtừ 2001 đến 2006 công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng bình đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành công nhất định để doanh nghiệp tồn tại và phát triển; tuy nhiên vẫn cồn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém trong việc thực hiện công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh trung và dài hạn cũng như trong công tác xây dựng kế hoạch hàng năm. Vì vậy, trong chừng mực nhất định do yếu kém trong xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh làm hạn chế nhịp độ phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ vận hành theo cơ chế thị trường và thị trương tác động ảnh hưởng ngày càng gay gắt, phức tạp; xu thế hội nhập của nền kinh tế ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế quốc tế, nhiều yếu tố mới cả tích cực và tiêu cực sẽ xuất hiện liên tục và tác động mạnh đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp. Nếu Công ty xăng dầu Quảng Bình chậm đổi mới hoặc cứ tiếp tục duy trì công tác hoạch định chiến lược kinh doanh như những năm trước và thực trạng hiện nay thì chắc răng doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và sẽ khó tồn tại, phát triển trong điều kiện mới. Chính vì thế, điều hết sức quan trọng là công ty phải làm tốt công tác hoạch định chiến lược kinh doanh để kịp thời đón nhận những cơ hội, hạn chế những rủi ro và thách thức, phát huy có hiệu quả tiềm năng nội lực đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững trong môi trường kinh doanh đang thay đổi này càng mau chóng.

4.1.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô

Thông qua phân tích ngoại cảnh vĩ mô để nghiên cứu các triển vọng và các nguy cơ trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được những chiến lược, mục tiêu và hành động của doanh nghiệp đúng hướng và đứng vững được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Dưới đây, chúng ta đi sâu phân tích các bộ phận của ngoại cảnh vĩ mô: kinh tế, công nghệ, xã hội, dân cư, chính trị-pháp luật và quốc tế.

4.1.1.1. Tác động của các yếu tố kinh tế

Ngoại cảnh kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực và sự vận hành của nền kinh tế quốc gia. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm lực này bao gồm: Mức tăng trưởng kinh tế, lói xuất và xu hướng của lói xuất, tỷ giỏ hối đoái, mức độ lạm phát, mức độ tiêu dùng, mức độ thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế, các khoản nợ. Đây là những yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh hơn so với một số yếu tố khác của ngoại cảnh vĩ mô.

Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua mức tăng GDP và mức tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Mức tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc trưng của các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp.

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tăng trưởng ổn định và đạt ở mức cao đã làm thay đổi tổng cung và tổng cầu hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó tạo ra triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp và làm giảm đi áp lực cạnh tranh trong phạm vi của những ngành riêng biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng đều các ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ năm 2001-2005 bình quân tăng 7,5%/năm, tỉ lệ tăng trưởng năm 2006 là 8,4%; thu nhập của nhân dân được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện; cơ cấu kinh tế có sự chuyển động nhanh theo hướng phát triển nhanh các nghành công nghiệp và dịch vụ; nhiều khu công nghiệp mới xuất hiện, tiềm năng của các doanh nghiệp được bổ sung và lớn mạnh

với toàn bộ nền kinh tế, phương tiện máy móc phục vụ sản xuất được đầu tư mở rộng, phương tiện phục vụ nhu cầu cũng phát triển mau chóng.

Xăng dầu là mặt hàng hết sức cần thiết và là loại vật tư chiến lược cho nền kinh tế; theo đà phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xăng dầu cho các ngành kinh tế và toàn xã hội tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phát triển. Nhờ vậy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng nhanh trên phạm vi cả nước cũng như tại địa bàn Quảng Bình.

- Xu hướng thay đổi linh hoạt của lãi suất cho vay từ các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Mức lãi suất tăng sẽ tạo áp lực lớn về nguồn vốn và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, là mối nguy cơ phát triển chiến lược chung của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế và của chính bản thân công ty xăng dầu Quảng Bình; ngược lại nếu lãi suất giảm làm giảm áp lực về vốn và chi phí đầu vào, sẽ làm tăng triển vọng phát triển doanh nghiệp lâu dài.

- Sự dao động của tỉ giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu. Khi tỉ giá giữa đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ (USD; EUR;…) tăng thì sẽ cố lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và trở ngại đối với các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu; và ngược lại, khi tỉ giá ngoại tệ giảm thì sẽ thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu và khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Trong đó,Tổng công ty xăng dầu sẽ chịu tác động lớn của tỉ giá ngoại tệ thay đổi, do nguồn hàng xăng dầu Tổng công ty phải nhập khẩu 100%.Vì vậy, tỉ giá ngoại tệ biến động ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chiến lược kinh doanh của Tổng công ty và chiến lược của Công ty.

- Mức độ lạm phát cao có thể làm mất ổn định nền kinh tế, hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế, thúc đẩy việc nâng cao tỷ lệ phần trăm cho vay tiền và tăng sự giao động về giá trao đổi ngoại tệ, việc đầu tư của các doanh nghiệp trở nên rất mạo hiểm. Những dự đoán liên quan tới tăng trưởng kinh tế rất dễ bị nhầm lẫn và tạo căn cứ không chắc chắn lắm trong việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w