TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 63 - 68)

- Dầu mỡ nhờn 1.000lít 506 492 394

TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOANH CỦA CÔNG TY

3.1.1. Các căn cứ xây dựng dựng chiến lược của công ty

3.3.1.1. Những căn cứ có tính nguyên tắc hệ thống

Công ty xăng dầu Quảng Bình là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Bộ Thương mại. Công ty là đơn vị đại diện cho (PETROLIMEX) thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu và phục vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đặc thù đối với ngành hàng xăng dầu trong những năm qua là nhà nước độc quyền quản lý cả về khối lượng nhạp khẩu và quản lý gía bán lẻ tối đa. Vì vậy, Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu Quảng bình phải dựa trên cơ sở các căn cứ có tính nguyên tắc hệ thống và thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau:

- Phải căn cứ vào chính sách và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu của nhà nước từng thời kỳ; những định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn và những chính sách của các bộ, ngành về các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và chính sách, chế độ đối với người lao động hiện hành.

- Chiến lược kinh doanh công ty phải dựa vào định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong từng giai đoan trung và dài hạn, đảm bảo chiến lược phát triển của nền kinh tế xã hội cả nước, đảm và đảm bảo tăng khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng chung toàn ngành của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Trên cơ sở phạm vi địa bàn được Tổng công ty phân công, chiến lược kinh doanh xăng dầu của Công ty phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.

3.3.1.2. Những căn cứ theo định hướng chiến lược công ty

Chiến lược kinh doanh xây dựng phải căn cứ vào xu thế vận đông và biến động của thị trường, phân tích kỷ lưỡng và chặt chẽ tình hình cạnh tranh và dự báo những khả năng cạnh tranh phức tạp đã diễn ra và có thể tiếp tục diễn ra cả về quy mô và tính phức tạp của nó, dựa vào yếu tố cung cầu của thị trường chung cả nước và của khu vực miền Trung cũng như trên địa bàn Quảng Bình. Mặt khác công ty phải đánh giá đúng khả năng nguồn lực của công ty hiện có và khả năng huy động nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh. Đây là căn cứ căn bản để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chiến lược kinh doanh xây dựng mới có tính khả thi cao, đảm bảo định hướng đúng cho hoạt đông kinh doanh của công ty phát triển ổn định và bền vững trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang và sẽ diễn ra cạnh tranh ngày càng gay gắt, tin vi và phức tạp hơn, quyết liệt hơn. Do vậy, khi xây dựng chiên lược kinh doanh bên cạnh phải đảm bảo nguyên tắc bắt buộc có tính hệ thống, bao giờ cũng phải dựa vào ba yếu tố vô cùng quan trọng được coi là ba căn cứ ảnh hưởng trực tiếp đến các công việc của Công ty, cụ thể là:

3.3.1.2.1.Căn cứ khách hàng

Mặt hàng xăng dầu Petrolimex được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng của hoạt động các ngành trong nền kinh tế và các phương tiện, máy móc hoạt động xã hội, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân sử dụng cho các phương tiện giao thông đi lại, nhu cấu thắp sáng của các hộ gia đình những khi mất điện. Ngoài ra, xăng dầu là loại vật tư chiến lược phục vụ cho nhu cầu an ninh và quốc phòng. Về thời gian và không gian phát sinh nhu cầu xăng dầu của khách hàng vào mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy, để có chiến lược kinh doanh đúng đắn công ty cần lựa chọn, phân loại

khách hàng và phân vùng thị trường mục tiêu; trên cơ sở đó, để đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp với khả năng và đảm bảo cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, cần thực hiện phân đoạn theo bảng sau đây:

Bảng 3.1. Bảng phân loại khách hàng đối với sản phẩm xăng đâu Petrolimex của Công ty xăng dầu Quảng Bình

Phân loại Đặc tính khách hàng đặc tính sản phẩm hàng hóa

Xăng ô tô và Diezel

- Khách hàng gồm tất cả các đối tượng có nhu cầu

- Sử dụng máy móc thiết bị động cơ nổ phục vụ sản xuất, giao thông đường bộ, thủy và tàu hỏa. - Sử dụng mọi nơi, mọi thời điểm chủ yếu là những người có lứa tuổi từ 18 đến 65

- Chỉ sử dụng tiêu hao một lần - Đảm bảo chất lượng và số lượng giao đúng tiến độ.

- Giá cả hợp lý.

- Địa điểm cung ứng hàng hóa thuận lợi.

- Thượng hiệu có uy tín.

Dầu hỏa

- Sử dụng thi công đường bộ. - Thắp sáng cho tàu thuyền đánh cá.

- Giá cả phù hợp, rẻ càng tốt. - Nhu cầu không thường xuyên, đòi hỏi đáp ứng ngay.

Mazút

- Sử dụng các cơ sở sản xuất công nghiệp và thi công đường bộ.

- Nguồn vốn sản xuất của doanh nghiệp và các dự án giao thông.

- Giá cả phù hợp.

- Đảm bảo chất lượng số lượng và giao đúng tiến độ.

- Thương hiệu uy tín.

Nguồn : phòng kinh doanh Công ty

Việc xác định đúng thị trường mục tiêu đã giúp Công ty có cơ hội phát triển liên tục, đã sử dụng kế sách có hiệu nghiệm dựa vào khách hàng, theo sát nhu cầu và phục vụ thỏa mãn mong muốn của khách hàng, chất lượng phục vụ được chấp nhận và chất lượng hàng hóa đảm bảo ổn định, tiết kiệm đáng kể chi phí kinh doanh.Theo xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng và văn hóa người tiêu dùng sẽ có sự thay đổi và cấp độ đòi hỏi ngày càng cao hơn. Vì thế, để tồn tại và phát triển bền vững Công ty cần phải nổ lực cao độ để nang cao năng lực cạnh tranh của Công ty, trong đó cần chú trọng đến công tác nghiên cứu phát triển để tìm ra những giải pháp chiến lược hữu hiệu nâng cấp chất lượng dịch vụ khách

hàng và nâng cao uy tín thương hiệu và tạo sự gắn bó bền chặt của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2.1.2.2. Căn cứ đối thủ cạnh tranh

Thị trường nội địa Việt Nam đã và đang có 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, mức tăng trưởng nhu cầu xăng dầu những năm qua đạt từ 7,5% đến 11%/năm; tại địa bàn Quảng Bình, nhu cầu xăng dầu tăng trưởng hàng năm 7% đến 9%/năm, lượng xăng dầu tiêu thu không lớn và chủ yếu tập trung trải dọc theo tuyến quốc lộ 1A và vùng ven biển, là địa bàn giáp ranh 2 vùng giá bán theo cơ chế của nhà nước có mức chênh lệch cao giữa vùng 1 (Quảng Trị) với vùng 2 (Quảng Bình) song lại có nhiều doanh nghiệp đầu mối cùng kinh doanh xăng dầu tại địa bàn Quảng Bình, bên canh Công ty xăng dầu Quảng Bình còn có Petec, Viapco, Công ty xăng dầu Quân đội và có cả Công ty xăng dầu khu vực 5. Các doanh nghiệp đều đưa ra những chính sách bán hàng có lợi thế khác nhau nhằm tranh giành khách hàng làm cho thị trương diễn biến rất phức tạp, sự cạnh tranh khá gay gắt và phức tạp về giá, khuyến mãi, công nợ. Từ phân tích đó Công ty xăng dầu Quảng Bình đã cố gắng để ra các giải pháp đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa, gây cảm tình mến mộ khách hàng và niềm tin ngày càng lớn đối với thương hiệu xăng dầu Petrolimex tại địa bàn Quảng Bình. Nhờ vậy, từ năm 2003 đến năm 2006 sức cạnh tranh của Công ty được nâng cao, kinh doanh có hiệu quả.

3.2.1.1.3. Căn cứ vào nguồn lực chính bản thân Công ty

Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty đã xác định 3 chức năng then chốt làm căn cứ trực diện chủ yếu của bản thân doanh nghiệp như sau:

- nguồn lực tài chính: Tình hình tài chính của công ty được phản ánh ở bảng 3.2.

Nguồ̀n lực tài chính được đáp ứng chủ yếu từ Công ty xăng dầu Quảng bình là một đơn vị làm ăn có hiệu quả trong nhiều năm liền, có uy tín và năng lực tài chính; với năng lực tài chính mạnh, đủ vốn hoạt động đồng thời tạo điề̀u kiện thực hiện các chính sách cạnh tranh rất hiệu quả, chính sách công nợ khách hàng thỏa đáng trong

kinh doanh xăng dầu theo phương thức bán buôn và bán đại lý được duy trì ở mức cao, nhờ vậy công nợ bán hàng ở giai đoạn này rất lớn.

Thông qua bảng các chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty thể hiện những nội dung chủ yếu của Công ty như sau :

- Về Cơ cấu vốn: Do đặc thù của ngành là kinh doanh xăng dầu, các tỷ số về

cơ cấu vốn hợp lý theo ngành, tuy nhiên tổng tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty năm sau cao hơn năm trước do hai nguyên nhân, tài sản cố định tăng do Công ty đã đầu tư xây dựng và thay thế đổi mới một số tài sản đã hết thời gian, năng lực sử dụng không đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Công ty đã nâng cấp máy móc thiết bị, xây dưng mới hệ thống cửa hàng xăng dầu và mua mới một số phương tiện vận tải; tài sản lưu động tăng do tăng qui mô kinh doanh cả về lượng và giả cả liên tục tăng cao trong những năm vừa qua, đảm bảo nhu cầu dự trữ cho kinh doanh; tài sản ngắn hạn của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn, tỷ trọng này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty và phù hợp với đặc điểm hoạt đông kinh doanh của toàn Tổng công ty

- Các chỉ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của Công ty là rất

tốt, cụ thể là tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1 chúng tỏ Công ty có nhiều tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, Công ty luôn trong tư thế sẵn sàng thanh toán.

Bảng 3.2 Bảng phân tích tình hình tài chính Công ty (2003 – 2006)

ĐVT: Triệu dồng

Nguồn: Số liệu phòng kế toán tài chính Công ty

Khoản mục ĐVT Năm So sánh (%) 2003 2004 2005 2006 2004/2003 I. Cơ cấu vốn -tài sản ngắn hạnạn/Tổng tài sản % 61,97 64,8 6 69,4 1 72,97 104,66 - Tài sản dàiài hạn/Tổng tài sản % 38,0 3 34,1 4 30,59 27,0 3 89,77 ii chỉ số thanh toán và hoạt độngng -khả năng thanhnh toán hiện hành Lần 2,02 1,91 1,86 1,66 94,91

- Khả năng thanh toán

nhanh Lần 0,03 0,01 0,15 0,05 43,84

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 63 - 68)