Về sử dụng nguồn lực cho giải quyết việclàm của tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 73 - 76)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

3.2.5. Về sử dụng nguồn lực cho giải quyết việclàm của tỉnh.

Bên cạnh nguồn vốn to lớn và quan trọng nhất cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ( qua đó tạo thêm chỗ việc làm mới), kinh phí dành cho lĩnh vực giải quyết việc làm bao gồm:

Kinh phí cho vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn vốn quỹ 120, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức khác là khoảng 15 – 20 tỷ đồng. Mục tiêu hàng năm

cho khoảng 4000 – 5000 lượt người được vay vốn, trong đó kinh phí từ ngân sách chiếm khoảng 90% - 95%.

Thành lập quỹ hộ trợ xuất khẩu lao động để tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp và người lao động. Kinh phí từ nguồn quỹ dành cho xuất khẩu lao động, với mục tiêu hàng năm đưa khoảng 2000 – 2500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó ưu tiên các đối tượng thuộc diện chính sách như bộ đội xuất ngũ, con em các gia đình chính sách, gia đình nghèo, lao động trong khu vực nông nghiệp nôg thôn. Nguồn kinh phí cần khoảng 40 – 45 tỷ đồng với mức vay bình quân một đối tượng từ 20 – 30 triệu đồng, toàn bộ nguồn kinh phí này là từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Ước tính kinh phí hoạt động hàng năm dành cho các trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh để đáp ứng được yêu cầu ra vào khoảng 1,5 – 2 tỷ/1trung tâm. Trong đó nguồn ngân sách cấp khoảng 65 -70%, còn lại huy động từ các nguồn khác. Như vậy, kinh phí hàng năm cho các trung tâm đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cấp cơ sở vật chất của các trung tâm vào khoảng 15 – 20 tỷ/năm.

Kinh phí dành cho các hoạt động chuyên môn khác là 1,5 – 2 tỷ chiếm khoảng 80 – 90% để điều tra nắm bắt thông tin về lao động việc làm, tổ chức hội chợ việc làm, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác có liên quan.

Các ban lãnh đạo của tỉnh thực hiện một mục tiêu xuyên suốt đó là tăng trưởng kinh tế bền vững, nhân dân có việc làm để tạo thu nhập ổn định đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó mà có rất nhiều các giải pháp mà UBND tỉnh đã thực hiện nhằm mang lại kết quả như mong muốn. Kết hợp đồng bộ các giải pháp với nhau để đem lại hiệu quả cao nhất và tỉnh đã thu được những thành tựu như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, việc làm cũng đã tạo ra nhiều hơn đáp ứng được nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp dần... Nhưng đồng thời cũng có những hạn chế mà tỉnh chưa thực hiện tốt, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao và không nằm khỏi sự tất yếu là hoạt động này khắc phục những hạn chế các hoạt động khác thì chính bản thân các hoạt động đó lại tạo ra các hạn chế khác. Chính vì thế trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm của tỉnh đã đề ra những mục tiêu, đã nêu ra những định hướng rõ ràng để hoạt động kinh tế xã hội diễn ra tốt, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Với đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2009, thấy rõ được vai trò của việc giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động với mong muốn được làm việc tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một tỉnh. Việc làm được giải quyết trên tỉnh thể hiện được là tăng trưởng kinh tế của tỉnh là cao và ổn định, việc làm được phân công một cách cụ thể thì trình độ chuyên môn của tỉnh cũng được phân công một cách rõ ràng là cao và phổ biến. Khi lao động tỉnh Thái Nguyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, nhưng toàn tỉnh đang có những biện pháp thiết thực để thực hiện nhằm nâng cao tay nghề của lao động, giảm tỷ lệ lao động không qua đào tạo xuống thấp nhất. Qua đó, quá trình chuyển dịch lao động trong nhóm ngành kinh tế, thành phần kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và đang đi đúng với xu thế. Góp phần nâng cao cuộc sống của người dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân ở khu vực miền núi tự tạo việc làm, nâng cao mức thu nhập, giảm thời gian nhàn rỗi, cải thiện đời sống của chính bản thân người lao động. Không dừng lại ở đó tăng trưởng kinh tế cũng góp phần giải quyết việc làm một cách triệt để hơn vì quy mô nền kinh tế được mở rộng. Qua đề tài, cũng biết được trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của người lao động, tạo việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đồng thời cũng tiếp tục phát triển các biện pháp mang lại hiệu quả tốt và định hướng tiếp trong thời gian tới tỉnh sẽ áp dụng những biện pháp nào phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, điều kiện phát triển của tỉnh để phát triển tỉnh Thái Nguyên bền vững, phấn đấu theo đúng kế hoạch đề ra của tỉnh đến năm 2020 tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Trong đó, tỉnh sẽ phát triển mọi mặt của tỉnh cả về kinh tế lẫn mặt xã hội.

Một lần nữa em xin cám ơn các anh chị của phòng Nghiên cứu dân số, lao động và việc làm của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội đã chỉ bảo, giúp đỡ em tìm tài liệu nghiên cứu về tỉnh Thái Nguyên. Và em xin cám ơn PGS.TS Vũ Văn Vận đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này!

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 73 - 76)