Về tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 27 - 29)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.2.1.Về tăng trưởng kinh tế.

Về cơ cấu ngành kinh tế:Trong những năm qua, kinh tế Thái Nguyên đã có những bước phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá. Tỉnh đạt được nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất, các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.

Đơn vị: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

GDPcả nước 8,44 8,32 8,48 6,23 5,14

GDP tỉnh 9,05 11,45 12,46 8,5 8,73

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008, và năm 2009: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2009.

Niên giám thống kê hàng năm tỉnh.

Biểu đồ1: Về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) qua các năm của cả nước và Thái Nguyên

Nhìn biểu đồ ta thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo xu hướng tốt, tốc độ tăng trưởng cao dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 đạt xấp xỉ 9% - con số này đã vượt 2% so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI đề ra. Trong giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12-13%, tăng lên

3-4% so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả nước như trong giai đoạn 2006 -2010 với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng bình quân của cả nước đạt 7,04% (thực tế trong 4 năm 2006 -2009) thấp hơn so với giai đoạn 2000 – 2005 là 7,33% . Thái Nguyên không nằm ngoài ảnh hưởng đó: từ năm 2005 tốc độ tăng trưởng tăng dần chỉ đạt 9,05% đến năm 2007 đã đạt 12,46%, tăng hơn 3% trong 2 năm, đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm xuống còn 8,5% - vẫn cao hơn so với tốc độ tăng chung của cả nước là 6,23% năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Chính sự phát triển cao hơn so với bình quân chung của cả nước mặc dù cả nước trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng đã có tác động tiêu cực đến vấn đề giải quyết việc làm cho người thất nghiệp của tỉnh. Khi tăng trưởng kinh tế là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết việc làm của tỉnh, với năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có những ảnh hưởng tốt trong công cuộc giải quyết việc làm trong cả ba ngành của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp bắt đầu năm 2008 thì giải quyết việc làm cũng chịu ảnh hưởng đó là: tình trạng thất nghiệp xảy ra, những người lao động trước đây lao động nay mất việc do các doanh nghiệp phá sản, việc sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, các nguồn thu chi ngân sách của Nhà nước giảm đi... Những lao động mới trong nền kinh tế không được giải quyết triệt để, tồn đọng lại trong nền kinh tế những người không có việc làm và làm việc không theo đúng khả năng và nhu cầu của người lao động. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong năm năm 2010 – 2015 dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt khoảng 11-12%, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm – thủy sản là khoảng 5-5,5%, ngành công nghiệp – xây dựng là khoảng 13,5%-14% và cuối là ngành dịch vụ của tỉnh khoảng 12-13%. Các mục tiêu đề ra trong năm năm tiếp theo của tỉnh có khả quan thực hiện được với tốc độ cao như trên vì cuối năm 2009 nền kinh tế của tỉnh đã có những khởi sắc cũng như nền kinh tế của cả nước có xu hương đi lên theo đúng chu kỳ của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 27 - 29)