Chất lượng của nguồn lao động.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 38 - 42)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.1.2.Chất lượng của nguồn lao động.

Chất lượng nguồn lao động thể hiện qua trình độ văn hóa của người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động và hiện nay có cả ý thức kỷ luật của người lao động.

 Trình độ văn hóa của người lao động.

Là tỉnh nằm trung tâm của vùng Đông Bắc, Thái Nguyên là một tỉnh đầu về giáo dục đào tạo, tỉnh với nhiều trường học, trường đại học, dạy nghề. Vì thế, trình độ văn hóa của lực lượng lao động Thái Nguyên cao hơn so với mức chung của các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (năm 2008 có 30,18% LLLĐ của tỉnh Thái Nguyên có trình độ văn hóa PTTH so với 23,18% của vùng Đông Bắc. Với hệ thống giáo dục đào tạo nghề phong phú về số lượng và cấp trình độ (5 trường đại học, 7 trường Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, 7 trường Công nhân kỹ thuật và hệ thống các

cơ sở dạy nghề đang được mở rộng khôn ngừng phát triển). Trong giai đoạn 2005 -2009 hệ thống đào tạo nghề đã đào tạo bình quân hàng năm khoảng trên 23 vạn lao động với rất nhiều ngành nghề có trình độ tay nghề. Về trình độ văn hóa của người dân trong tỉnh đã được nâng cao rõ rệt trong thời gian qua. Là cơ sở vững chắc để nâng cao trình độ cho lực lượng lao động của tỉnh. Hầu hết các xã trong tỉnh đã có trường tiểu học, trung học cơ sở, cả các xã vùng sâu, vùng xa được cấp trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Năm 2005, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 80%, đến nay đạt 95% ( trong đó công lập là 80% và 15% là dân lập). 100% các xã phường đã đạt và giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia, có 83% số xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.

Bảng 1.6: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động Thái Nguyên.

Đơn vị: %

Cấp trình độ 2005 2006 2007 2008 2009

Không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu

học

4,41 5,17 3,44 3,36 1,83

Tốt nghiệp tiểu học 25,23 30,51 24,63 21,19 22,08

Tốt nghiệp THCS 46,67 48,05 45,56 47,29 47,32

Tốt nghiệp THPT 23,69 27,56 26,37 26,27 26,88

Nguồn: Thực trạng lao động, việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2009

Đứng trên góc độ nhu cầu xã hội thì con người đang hướng tới một xã hội văn minh hơn, có trình độ văn hóa cao hơn, đòi hỏi lực lượng lao động với trình độ văn hóa và ý thức con người cao hơn. Toàn ban lãnh đạo tỉnh cũng như chính người lao động nắm bắt được rất rõ nhu cầu của xã hội, với rất nhiều biện pháp cụ thể mà UBND tỉnh đã áp dụng đều nhằm mục đích giảm tỷ lệ những người mù chữ xuống còn 0%, nâng cao tỷ lệ của người biết chữ và trình độ lên, phổ cập tiểu học 100%, hướng tới phổ cập THCS. Lao động có trình độ tiểu học trở xuống đang giảm dần: từ 4,41% năm 2005 giảm xuống còn 1,83% năm 2009, và tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông tăng lên từ 46,67% lên 47,32% năm 2009. Tuy vậy, trong lực lượng lao động

tỷ lệ lao động nữ có trình độ phổ thông luôn thấp hơn và tỷ lệ nữ thuộc loại chưa tốt nghiệp tiểu học lại luôn cao hơn so với mức chung của lực lượng lao động. Xét về tổng thể, với hơn 70% lực lượng lao động có trình độ văn hóa dưới cấp THPT là một thách thức lớn đối với tỉnh trong việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng thời kỳ mới.

 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Khi lao động trong xã hội ngày càng phân hóa cao hơn thì đòi hỏi lực lượng lao động với trình độ chuyên môn hay trình độ tay nghề ngày càng cao hơn. Cũng như để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà tuyển dụng hay những yêu cầu của những người tạo ra cung việc làm thì trình độ của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ hơn, cao hơn so với thời kỳ trước.

Bảng 1.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Nguyên

Đơn vị: %

Cấp trình độ 2005 2006 2007 2008 2009

Chưa qua đào tạo 75,84 73,98 71,43 70,52 69,58

Đã qua đào tạo nghề và tương đương

11,31 12,41 13,47 13,80 13,98 Trung học chuyên nghiệp trở lên 12,84 13,60 15,09 15,67 15,87

Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2009.

Qua các năm, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa nam và nữ trong tổng lực lượng lao động. Chung toàn tỉnh thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 75,84% xuống còn 69,58% năm 2009, thấp hơn mức chung của cả nước là 77,48%.

Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2005 đạt là 11,31% và tăng lên 13,98% luôn thấp hơn tỷ trọng lao động đào tạo trung học chuyên nghiệp trở lên năm 2005 là 12,8% và năm 2009 là 15,87%. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy một điển hình là lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và hàng năm tăng rất chậm. Theo Đại hộ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã nói rằng trong bối cảnh thời kỳ 2010 – 2015, quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ, cùng với việc xuất hiện các khu công nghiệp tập trung cũng

như các ngành nghề phi nông nghiệp thì việc tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay (đặc biệt là số lao động cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật) sẽ là một trong những rào cản bất lợi cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế đề ra trong giai đoạn tới. Như hiện nay, Việt Nam có cơ cấu đào tạo không hợp lý: theo cơ cấu chuẩn của các nước phát triển là cử nhân là 1 lao động, trung cấp là 4 lao động và công nhân kỹ thuật là 20 lao động. Trong khi đó, nước ta con số này lần lượt là 1 : 0,98 : 3,6 dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, công nhân kỹ thuật thì rất ít trong khi cử nhân lại quá nhiều so với tiêu chuẩn, vừa thừa lao động giản đơn và thiếu lao động phức tạp. Trong khi quy mô nền kinh tế mở rộng tạo ra cung việc làm đòi hỏi có lao động phức tạp làm công việc đó, việc cung việc làm trong khu vực đòi hỏi lao động lại thấp hơn. Sự mất cân đối giữa cung cầu việc làm hay cung cầu lao động đã tạo ra người thất nghiệp trong nền kinh tế. Năm 2005 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên và lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có tỷ lệ là 1 : 0,88 và đến năm 2009 tỷ lệ này là 1: 0,88. Tỷ lệ này có ý nghĩa là cứ 1 cử nhân thì có 0,88 lao động có trình độ công nhân kỹ thuật và không biến động nhiều sau bốn năm, cho thấy tỉnh vẫn đào tạo lao động cử nhân cao hơn so với công nhân kỹ thuật nhiều và không thấy dấu hiệu của sự công bằng giữa hai tỷ lệ này. Đây là một khó khăn cho tỉnh trong thời gian tới.

 Ý thức kỷ luật của người lao động

Không những phải có điều kiện về thể lực như sức khỏe của người lao động, các điều kiện về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động mà cần có điều kiện về kỷ luật của người lao động. Đây là một yếu tố quyết định của người lao động nhất là khi làm việc với các nhà tuyển dụng lao động là người nước ngoài, những môi trường làm việc với nước ngoài. Đối với người lao động trong tỉnh thì chưa có một định nghĩa chính xác về ý thức kỷ luật của người lao động trong thời gian làm việc cũng như những quy định rõ ràng để đánh giá về ý thức kỷ luật của người lao động. Nhưng hiện nay thì người lao động đã tự ý thức được ý thức đó là cần thiết và nó mang lại hiệu quả lao động cao hơn nên dần dần hình thành trong từng người lao động, từng ngành làm việc, từng khu vực làm việc đã có những quy định rõ ràng như đi làm đến nơi làm việc đúng giờ, ý thức về thời gian làm việc phải đủ, đúng giờ, về tác phong nhanh nhẹn ...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 38 - 42)