Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 29 - 33)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.2.2.Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế.

Đi cùng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế cả nước, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên cũng có xu hướng chuyển dịch cơ cấu đó là: tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ của tỉnh có xu hướng tăng lên, tỷ trọng của ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm đi.

Bảng 1.2: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên qua các năm. (theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GDP 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 26,54 26,14 23,67 22,28 16,45 Công nghiệp 38,64 38,87 40,26 41,53 45,01 Dịch vụ 34,82 34,99 36,07 36,19 38,54

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thái Nguyên.

Qua bảng số liệu ta thấy: Đúng theo xu hướng tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm một cách đáng kể từ chiếm 26,54% trong GDP của tỉnh năm 2005 thì đến năm 2009 tỷ trọng này còn là 16,45% ( tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,57%). Mặc dù giảm về tỷ trọng để phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế nhưng về giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng dần qua các năm: năm 2005 giá trị ngành nông nghiệp là 1102 tỷ đồng đến năm 2009 giá trị của ngành tăng lên là 2124 tỷ đồng. Sự gia tăng về giá trị tuyệt đối chính là nhờ sự tăng về hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của ngành. Sự gia tăng lên về nguồn vốn được đầu tư vào nông nghiệp, các hệ thống về thủy lợi, sử dụng các máy móc hiện đại, thâm canh, xen canh, chuyển đổi giống cây trồng – vật nuôi, áp dụng các công nghệ hiện đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong giống cây trồng và kỹ thuật chăm bón cây trồng đã làm giá trị của ngành tăng lên trong các năm qua mặc dù lao động trong ngành có hiện tượng giảm đi so với các năm trước.

Tỷ trọng của ngành công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của tỉnh và giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2005 công nghiệp chiếm 38,64% GDP của tỉnh đến năm 2009 tỷ trọng của ngành chiếm là 45,01%. Trong những năm qua ngành công nghiệp – xây dựng của tỉnh được đầu tư nhiều nhất nên tỷ trọng của ngành tăng liên tục, với tốc độ tăng cao trong suốt giai đoạn 2000 – 2005 tốc độ tăng là 19,24%, đến giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng là 17,7%. Và trong mọi điều kiện của nền kinh tế ngành vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của toàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển của tỉnh. Những năm qua tỉnh Thái Nguyên cũng đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và cải thiện thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Không những thế tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tác là thế mạnh của các địa phương cùng với phát triển các ngành công nghệ cao, vật liệu xây dựng mới. Đồng thời phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp mới đạt

được kết quả tốt là tỷ trọng của ngành tăng dần qua các năm. Nhưng đến năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Đối với ngành công nghiệp thì sự ảnh hưởng đó cũng là nặng nhất so với các ngành khác, và đối với công nghiệp của tỉnh với sự đóng góp nhiều nhất của ngành thép cũng đã chịu tác động không nhỏ. Tỷ trọng của ngành giảm không đáng kể nhưng tốc độ tăng của ngành giảm xuống còn là 8,5% năm 2008. Đến năm 2009 tốc độ tăng của ngành là 9,55% có tăng lên so với năm 2008 nhưng đều thấp hơn so với các năm trước. Hậu quả kéo theo là các công ty gang thép của tỉnh đã có doanh nghiệp phá sản và với giá phôi thép ngày cứ tăng lên làm chi phí sản xuất của các đơn vị sản xuất tăng lên làm việc làm trong ngành giảm đi. Nhiều lao động sau khi thời gian chờ cho nền kinh tế khởi sắc hơn thì đã tự tìm cách tạo việc làm cho chính mình và di cư sang các tỉnh khác để tìm việc.

Tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm thứ hai trong nền kinh tế, đến những năm gần đây tỷ trọng của ngành có những thay đổi tích cực. Cơ cấu GDP ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 30,68% năm 2001 lên 34,62% năm 2005 và dự tính lên đến 38,54 vào năm 2010. Nếu với đặc điểm của ngành dịch vụ thì trong các năm trước hầu như không cải thiện về cả giá trị tuyệt đối cho đến tỷ trọng, tốc độ tăng của ngành nhưng đến hiện nay thì ngành lại càng khẳng định vai trò của mình trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia cũng như trong một tỉnh là ngành quan trọng phát triển có tác động mạnh nhất và nhanh nhất đến nền kinh tế.

Có một đặc điểm khác biệt với xu hướng phát triển của nền kinh tế các nước phát triển thì với nền kinh tế đang phát triển thì tỉnh Thái Nguyên có tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm nhiều hơn so với tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 bình quân tăng 17,5% cao hơn tốc độ tăng của ngành dịch vụ cùng giai đoạn là tăng 14,71%. Đây là dấu hỏi lớn đối với các ngành, các lĩnh vực, với các nhà lãnh đạo của tỉnh, với các doanh nghiệp, các hộ gia đình – những người trực tiếp tạo ra GDP cho tỉnh thì muốn phấn đấu tỉnh trở thành nước công nghiệp trong cả nước và tận dụng lợi thế phát triển ngành dịch vụ thì đâu là sự phù hợp giữa hai tốc độ này và có đúng theo xu thế của toàn thế giới không?

Cơ cấu thành phần kinh tế.

Thành phần kinh tế hiện nay của tỉnh phân ra thành: khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các khu vực theo đúng xu hướng của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và

gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân, nhưng tỷ trọng của khu vực của kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và với tỷ trọng cao nhất. Các hoạt động kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước gồm rất nhiều các hoạt động phức tạp như hoạt động sự nghiệp, hoạt động hành chính, hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước, các lĩnh vực chỉ có Nhà nước được đầu tư, sản xuất cung ứng như hệ thống đường tàu, hệ thống điện nước, hệ thống giáo dục... Đây là những lĩnh vực cần thiết và chủ chốt nên mặc dù không theo cơ chế hóa tập trung nhưng thành phần kinh tế Nhà nước ở nước ta vẫn đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế mà lực lượng lao động đã ở trong thành phần kinh tế nhà nước là hầu như không biến động nhiều qua các năm. Chỉ có xu hướng ngày nay những lực lượng trẻ chưa tham gia vào thị trường lao động thì không mong muốn hay thích vào khu vực Nhà nước mà họ thích và đã có xu hướng tìm việc ở khu vực tư nhân nhiều hơn. Do những ưu điểm của khu vực này mang lại như tính năng động, khả năng thích ứng cao hơn với thị trường, với thời cuộc và một phần là được trả lương cao hơn, dễ dàng tiếp cận hơn đối với những người có nhu cầu tìm việc và những người mới ra trường. Trong tỉnh thì các loại hình tư nhân vẫn hoạt động mang tính tự phát, quy mô vừa và nhỏ nhiều hơn so với các loại hình có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, lượng vốn đầu tư còn ít và thấp như khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ xuất hiện trong tỷ trọng của ngành công nghiệp của tỉnh. Đã có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập thêm, số lượng tăng và chất lượng tăng lên nhờ cải tiến máy móc, đổi mới công nghệ sản xuất nên tỷ trọng của khu vực tư nhân đang tiến dần đến con số của tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước và có xu hướng trong tương lai nó sẽ cao hơn khu vực thành phần kinh tế Nhà nước.

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

Một xu hướng tốt đối với tỉnh Thái Nguyên là cơ cấu đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, các huyện, các khu vực trong tỉnh. Đều có sự tăng lên về tốc độ tăng trưởng, về mặt kinh tế cũng như đời sống của người dân trong tỉnh được nâng cao – về mặt xã hội. Nhưng sự tăng lên đó đã có sự chia sẻ giữa các huyện, các vùng cùng tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển.

Trong đó, thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế xã hội của toàn tỉnh vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, tập trung nhiều các khu công nghiệp, khu dân cư và nhiều hoạt động xã hội diễn ra nhất. Các vùng thuộc miền núi như huyện Định Hóa, Đại Từ... cũng đang dần có tốc độ tăng trưởng tốt hơn, nhiều việc làm, hoạt động được tạo ra trên địa bàn các huyện để người dân có điều kiện tham gia, học hỏi

kinh nghiệm phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Các hoạt động sản xuất của khu vực nông thôn này đang dần được cải thiện thêm nhiều việc làm như xóa bỏ đất trống, đồi trọc để trồng rừng, chuyển đổi cây trồng ngô, khoai, sắn sang trồng cây chè mang lại giá trị cao hơn, chuyển đổi giống vật nuôi như bò thay lợn, phù hợp hơn, chuyển đổi cách chăm nuôi, chăn sóc thành mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế gò đồi... Đây chính là bước đầu cho sự phát triển mạnh hơn cho công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Còn các hoạt động phi nông nghiệp trong ngành công nghiệp và dịch vụ thì tập trung nhiều hơn ở các đô thị như thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, thị trấn Đu.... quy mô được mở rộng và chất lượng được nâng cao.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 29 - 33)