Điều kiện về tổng vốn đầu tư xã hộ

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 33 - 35)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.2.3.Điều kiện về tổng vốn đầu tư xã hộ

Vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn cũng là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế. Sự tác động thuận chiều đối với sự tăng trưởng: khi nguồn vốn tăng lên và được sử dụng hiệu quả thì giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn và ổn định, ngược lại khi kinh tế phát triển với tốc độ cao thì nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh cũng tăng lên, kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ngày càng được cải thiện - tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh sản xuất tốt, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống.

Theo báo cáo tổng hợp “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” có nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là. Trong giai đoạn 2001 -2005, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 8100 tỷ đồng (trong khi năm 2004 nguồn vốn này chỉ đạt 1847 tỷ), bình quân mỗi năm đạt khoảng 1620 tỷ đồng (chiếm 50,96% tổng GDP bình quân hàng năm). Đến giai đoạn 2006 – 2010, tổng nguồn vốn đầu tư đã đạt tới 9035 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm đạt 21,9%. Về số lượng vốn của tỉnh các năm sau hầu như đều tăng cao hơn so với các năm trước nhưng hiệu quả sử dụng vốn của tỉnh thì như thế nào? Về tổng nguồn vốn được chia theo nguồn gốc hình thành thì bao gồm ba nguồn vốn lớn đó là: Nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn ngoài nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Trong nguồn vốn kinh tế Nhà nước bao gồm thứ nhất là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước – đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng, quốc phòng, an ninh và hỗ trợ các dự án cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho việc lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn này chiếm đa số với tỷ lệ bình quân hàng năm trên 30% được sử dụng để xây

dựng các công trình trọng điểm như các nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp quy mô lớn như nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, công ty Gang thép Thái Nguyên... Thứ hai, là nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của UBND tỉnh như một công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô và điều tiết nền kinh tế thị trường. Thứ ba, là nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhà nước bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại của các doanh nghiệp thuộc sự quản lý và hoạt động dưới cơ chế của Nhà nước. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thông thường nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 14 -15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm.

Nguồn vốn ngoài Nhà nước bao gồm nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài Nhà nước và nguồn vốn của hộ gia đình. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua, nguồn vốn ngoài Nhà nước cũng tăng nhanh trong đó nguồn vốn của các doanh nghiệp chiếm 41,8% và nguồn vốn của hộ gia đình chiếm 10,30%. Thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và vận tải của địa phương.

Cuối cùng là nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển vào tỉnh Thái Nguyên. Theo tính chất luân chuyển của nguồn vốn phân thành tài trợ phát triển chính thức (ODF) trong đó hình thức tài trợ ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu. ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp tỉnh phát triển hơn. Nguồn vốn ODA của tỉnh chỉ chiếm 2% tổng nguồn vốn đầu tư của tỉnh (đặc biệt nguồn vốn này vào tỉnh thông qua nguồn vốn đầu tư của chương trình 135 được thực hiện ở một số huyện miền núi của tỉnh như huyện Định Hóa...). Thứ hai, là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh để thu lợi nhuận, nguồn vốn có ý nghĩa lớn cho sự phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, nguồn vốn FDI này trong tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tỉnh năm 2005 chỉ chiếm 0,6% tổng nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh, đến năm 2007 con số này đã tăng lên 3,4% và hiện nay năm 2009 là 4% nguồn vốn toàn xã hội. Có sự tăng lên đáng kể là do tỉnh có ngành công nghiệp thép khá phát triển và đặc thù, có lợi thế về nguồn nguyên liệu nên thu

hút được các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), nguồn vốn tín dụng thương mại... nhưng chiếm với một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn toàn xã hội.

Vậy nguồn vốn đầu tư của toàn tỉnh là yếu tố quyết định đến tăng trưởng và giải quyết việc làm của tỉnh. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước luôn đạt được mức cao nhất qua các năm nhưng có xu hướng giảm dần, về giá trị năm sau vẫn tăng so với năm trước. Và chính sự gia tăng mạnh mẽ của các nguồn vốn khác trong tổng đầu tư toàn xã hội là giải thích cho nguyên nhân các nguồn vốn khu vực Nhà nước hoạt động không hiệu quả. Tuy thế, đây lại là dấu hiệu tốt về môi trường đầu tư ở Thái Nguyên đang dần được cải thiện theo hướng khuyến khích đầu tư khu vực ngoài Nhà nước, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 33 - 35)