Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 58 - 59)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.5.3. Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế, lao động của tỉnh cũng có sự chuyển dịch theo các ngành nghề. Song song với việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, tỉnh Thái Nguyên đã đang thực hiện tốt hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đưa lao động của tỉnh sang các tỉnh khác làm việc nhằm giảm nhu cầu làm việc trong tỉnh. Hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều khởi sắc trong thời gian qua. Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm năm đạt 6.081 người, đặc biệt số lao động đi xuất khẩu lao động tập trung chủ yếu vào hai năm 2005 và năm 2006: năm 2005 đạt là 2214 người và năm 2006 đạt 2945 người, số người đi ra khỏi tỉnh làm việc tăng hơn rất nhiều so với các năm trước như năm 2001 là 226 người. Xu hướng tăng lên do người lao động làm việc ở môi trường nước ngoài đạt được thu nhập cao hơn so với làm việc trong nước và qua đó người lao động học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm quản lý của các nhà kinh tế nước bạn. Hoạt động cung ứng lao động trong và ngoài tỉnh cũng góp phần quan trọng trong thành công chung của lĩnh vực lao động việc làm. Tổng số lao động được giải quyết việc làm trong giai đoạn 2005 – 2006 đạt là 14635 người (bình quân mỗi năm 2.727 người/năm). Với sự ra đời của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đã tuân theo đúng pháp luật trong nước, của nước bạn., của quốc tế. Lao động trong tỉnh hay xuất khẩu sang các nước bạn như Hàn Quốc,

Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, khu vực Trung Đông, lao động sang các nước Châu Âu, Mỹ còn có rất ít... Chính sách về đầu tư cho đào tạo lao động về tay nghề, về ngoại ngữ, kiến thức pháp luật đã được xây dựng, việc đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu được đưa vào chương trình đào tạo hàng năm của tỉnh. Thông qua chính sách này mà chất lượng của lao động từng bước được nâng cao: trên 50% lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo nghề và 90% được giáo dục. Tỉnh đã tạo mọi điều kiện cho những lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài như hỗ trợ nguồn vốn cho lao động đi xuất khẩu, cho lao động vay vốn để đi đào tạo trước khi đi làm ở nước ngoài. Và ở tỉnh chỉ có hoạt động lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng với mức thời gian ngắn hạn (thường là 2 năm đến 3 năm) và dài hạn nhất là 10 năm. Năm 2008 số lao động ra nước ngoài làm việc giảm hơn so với nước khác vì tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước bạn cũng gặp khó khăn nên nhu cầu về lao động cũng giảm dần. Kết quả là có khoảng 2582 người lao động năm 2009 được xuất khẩu, làm giảm đi áp lực về cung ứng việc làm của tỉnh đi nhiều nhưng tụt giảm đi trên 700 người so với năm 2008. Hơn thế, mỗi năm số người lao động đi xuất khẩu đã đem về cho tỉnh một nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho tỉnh tăng trưởng kinh tế của tỉnh do nguồn vốn tăng lên từ thu hút tiết kiệm của dân cư. Nguồn thu nhập này là nguồn tài chính đáng kể cho gia đình làm vốn sau khi đi xuất khẩu về làm nguồn vốn để đầu tư hoặc làm vốn để tự tạo việc làm, ứng dụng được những kinh nghiệm đã học hỏi được về tăng năng suất lao động hơn. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: số đơn vị trong tỉnh trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu lao động còn ít, hầu như chủ yếu là do các doanh nghiệp ngoài tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong tỉnh thực hiện, điều này dẫn đến khả năng chủ động trong chiến lược xuất khẩu lao động của tỉnh bị hạn chế, chất lượng lao động xuất khẩu còn thấp nên hiệu quả kinh tế từ xuất khẩu lao động chưa cao, các thông tin thị trường xuất khẩu lao động còn chưa đầy đủ, kịp thời.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 58 - 59)