Chương trình giải quyết việc làm: Chương trình 120.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 52 - 55)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.5.1. Chương trình giải quyết việc làm: Chương trình 120.

Các chính sách tạo việc làm được Đảng và Nhà nước ta đã liên tục đưa ra cả trực tiếp và gián tiếp trong thời gian qua. Và các chính sách từ trung ương xuống các tỉnh, các địa phương được triển khai thành các chương trình tạo việc làm cụ thể. Như Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng chiến lược việc làm trong khoảng thời gian tương ứng với mục tiêu “chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho phần lớn cho lao động có nhu cầu việc làm nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân” với các chỉ tiêu rất cụ thể: bình quân cả nước tạo việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động/ năm, đạt cơ lao động theo nhóm ngành kinh tế hợp lý: nông nghiệp chiếm 50%, ngành công nghiệp chiếm 23% và ngành dịch vụ chiếm 27%, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 6% năm 2005 và dưới 5% năm 2010, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo đạt 30% vào 2005 và đạt 40% vào năm 2010, trong đó đào tạo nghề chiếm 30%. Khi đến tỉnh Thái Nguyên thì để đạt được các chỉ tiêu đề ra của Nhà nước, chính quyền địa phương và UBND tỉnh đã triển khai nhiều chương trình khác nhau. Đặc biệt là các chương trình kinh tế trọng điểm như chương trình 120, chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh, các chương trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh để phát triển các ngành kinh tế công nghiệp – dịch vụ, bảo tồn các làng nghề truyền thống, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình.... đều nhằm mục tiêu cuối cùng là giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh.

Trong các chương trình mà tỉnh đã thực hiện đem lại các kết quả gắn liền với nhau do tính liên tục của các chương trình và tính trùng lặp nhau vào cùng khoảng thời gian nên nổi bật và đem lại hiệu quả chung nhất là chương trình mục tiêu Quốc

gia về việc làm hay còn gọi là chương trình 120. Đây là chương trình vay vốn giải quyết việc làm, thu hút lao động tự giải quyết việc làm.

Kết quả đạt được của chương trình mà tỉnh Thái Nguyên đạt được trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể vào công tác giải quyết việc làm cho người dân của tỉnh.

Bảng 2.4: Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn năm 2005 -2009.

Đơn vị: Người

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Số người lao động 4116 4094 6030 5856 6497

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thái Nguyên thời kỳ 2005 – 2020.

Qua bảng số liệu ta thấy việc làm được tạo ra từ chương trình có biến động lúc giảm lúc tăng của tỉnh qua các năm nhưng đều nằm trong xu hướng là số người lao động có việc làm tăng lên. Trong giai đoạn năm 2001 – 2005, đã có tổng số 19.911 người được giải quyết qua kênh này, bình quân mỗi năm số người lao động có việc làm là 3.892 người. Trong giai đoạn 2005 – 2009, tổng con số lên đến là 26.593 người, bình quân cả giai đoạn này hơn giai đoạn trước là khoảng 6682 người có việc làm. Năm 2005 số người dân có việc làm là 4116 người, năm 2006 là 4094 người và năm 2007 tăng lên là 6030 người có việc làm. Năm 2007 số người có việc làm tăng một cách lớn hơn nhiều so với năm 2006 là do tháng 11 năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO và đến đầu năm 2007 các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta hoạt động đầu tư tăng lên rất nhiều với số lượng lớn và quy mô đầu tư lớn, đa dạng hơn. Và tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có tình hình tăng trưởng kinh tế cao và ổn định so với các tỉnh thành trong cả nước tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt ngành công nghiệp xây dựng thì ngành thép của tỉnh lại đứng gần như là cả nước. Ngành thép đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước, năm 2007 là năm mà ngành sản xuất gang thép của tỉnh đạt được nhiều thành tựu nhất, với nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình đã giúp nhiều doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất hơn, xuất hiện nhiều khu công nghiệp. Chính vì thế đã thu hút được nhiều lao động vào các hoạt động của ngành, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động dư thừa và những lao động muốn chuyển đổi việc làm trong tỉnh. Đến năm 2008 thì số người có việc

làm là 5856 người, con số lại giảm xuống (có 174 người không có việc làm trong năm 2008 so với năm 2007). Lý do của sự giảm xuống đột ngột sau khi số việc làm vừa mới tăng nhanh trong thời gian ngắn là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tỉnh bị ảnh hưởng. Do kinh tế của ngành công nghiệp như có nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành nên khi kinh tế khủng hoảng của các nước phát triển thì các nhà đầu tư này có nguồn vốn cạn kiệt đi, lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu không đủ bù các chi phí hoạt động dẫn đến lỗ và không đầu tư mở rộng kinh doanh nữa. Lại là tỉnh mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chiếm đa số nên rất khó chống đỡ được cuộc khủng hoảng lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ngay. Nhiều các doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản vì không có đủ nguồn vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh vì lãi suất ngân hàng tăng. Do đó, người lao động trong các doanh nghiệp này bị thất nghiệp và trở thành gánh nặng cho UBND tỉnh để giải quyết việc làm nếu những người lao động không tìm kiếm việc làm để tạo thu nhập.

Nền kinh tế của tỉnh đã biến động theo chu kỳ kinh tế cho thất rằng không ít thì nhiều thì nền kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Không dừng lại ở việc nhìn nền kinh tế đi xuống, những người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp triền miên, không nơi nương tựa. Các nhà chức trách, các lãnh đạo và chính bản thân những người lao động bị mất việc do cuộc khủng hoảng gây ra hay những lao động mới gia nhập thị trường gặp tình thế khó khăn nên không tìm được việc làm đã có rất nhiều các biện pháp khác nhau để cải thiện tình hình của cả nước cũng như trong tỉnh nói riêng. Các trợ cấp thất nghiệp cho người lao động không có việc làm được tỉnh áp dụng dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng hơn, năm 2009 đã có một số trường hợp miễn thuế thu nhập các nhân cho các chủ doanh nghiệp, cho người lao động làm việc không ổn định, rồi các chính sách về điều tiết nền kinh tế vĩ mô để mở rộng quy mô nền kinh tế tỉnh như nhận các gói kích cầu từ Trung ương, chính sách giảm lãi suất, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hay người lao động muốn hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Kết quả là năm 2009 toàn tỉnh đã có 6497 người có việc làm, giải quyết được cho 641 người lao động thất nghiệp có được việc làm, trong đó chỉ có 325 công việc được tạo ra là công việc mới. Năm 2009 chương trình chỉ đạt được 60% so với kế hoạch đề ra, không tạo được nhiều việc làm mới mà chỉ duy trì được các việc làm hiện có. Thông qua kênh này tổng vốn được giải ngân trên toàn tỉnh là 77,7 tỷ đồng

hay bình quân là khoảng trên 15,5 tỷ/năm và mức vay bình quân là đạt 3,9 triệu/lao động. Với đặc thù là một tỉnh có nhiều lao động nằm trong khu vực nông nghiệp nên mức vay này là một khoản đầu tư ban đầu tương đối giúp cho người vay có thể tự tạo việc làm để cải thiện thu nhập và mức sống của gia đình. Do đó, toàn tỉnh xuất hiện nhiều các mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình như mô hình chăn nuôi gà của ngươi dân Định Hóa, mô hình bỏ đất trống đồi trọc thành đất trồng chè của thanh niên huyện Yên Cương, mô hình chăn nuôi lợn của hộ gia đình Đại Từ....

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 52 - 55)