Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 42 - 45)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.2.1.Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế.

Cơ cấu của nền kinh tế chia theo nhóm ngành kinh tế là gồm ba nhóm ngành, vậy số người lao động cũng được phân bổ vào làm việc trong ba nhóm ngành đó của nền kinh tế. Chính là số cung việc làm phù hợp với nhu cầu việc làm tạo ra số người lao động làm việc trong ba nhóm ngành lớn này của tỉnh.

Bảng 1.8: Số liệu về số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010.

Đơn vị: Người

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2005 608547 411305 82405 114837

2006 617614 406291 90320 121003

2007 626817 401025 98460 127332

2008 636156 395511 106823 133822

2009 645635 389744 115414 140477

Biểu đồ 2: Về cơ cấu lao động làm việc phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Qua biểu đồ ta thấy: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên trong các năm vừa qua vẫn nằm trong xu thế cơ cấu lao động của cả nước. Đó là lao động trong nhóm ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của nền kinh tế: năm 2005 chiếm là 67,59%, năm 2009 chiếm là 60,37%. Sau đó là đến ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thứ hai trong tỉnh: năm 2005 chiếm 18,87% đến năm 2009 thì lao động đã chiếm 21,75%. Và cuối cùng là ngành công nghiệp, lao động trong ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nền kinh tế: năm 2005 chiếm là 13,54% và năm 2009 chiếm 17,88%. Điều này cho thấy tương ứng với số lao động trong các ngành thì việc làm trong ngành nông nghiệp là nhiều nhất, đến ngành dịch vụ và ngành công nghiệp. Nhưng lao động chiếm tỷ trọng nhiều thì sẽ mang lại sự đóng góp nhiều nhất không? Có đúng sẽ tạo ra việc làm nhiều hơn so với các ngành còn lại không? Có năng suất lao động của tỉnh qua các năm như sau:

Bảng 1.9: Về năng suất lao động tính theo giá so sánh theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Nông nghiệp 2,2 2,5 2,5 2,6 2,7 Công nghiệp 15,7 14,3 15,3 16,0 16,1 Dịch vụ 9,9 8,8 9,1 9,9 9,9 Cả nền kinh tế 4,8 5,2 5,4 5,8 6,05

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thái Nguyên.

Nhìn vào bảng trên thấy rằng năng suất lao động của tỉnh ở trong ngành công nghiệp là cao nhất: từ năm 2005 ngành đã ra là 15,7 triệu đồng/lao động, đến năm 2009 là 16,1 triệu đồng/lao động. Với số lượng lao động ít nhất nhưng lại đem lại hiệu quả làm việc cao nhất, vậy lao động trong ngành là lao động có trình độ tay nghề, làm việc đúng theo nhu cầu và khả năng, phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngành nông nghiệp với số lao động rất cao chiếm đến hơn 60% lao động của toàn tỉnh nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất: năm 2005 là 2,2 triệu đồng/lao động, năm 2009 là 2,7 triệu đồng/lao động, thấp hơn so với lao động trong ngành kinh tế so với cả nước là khoảng hơn 4 triệu đồng/lao động. Có năng suất thấp này chính là do trình độ của người lao động trong nông thôn còn thấp hơn so với các ngành khác, lao động không được qua đào tạo. Nên việc làm trong ngành có thể là nhiều hơn nếu so về số lượng nhưng về sản phẩm tạo ra không có hiệu quả cao, tỉnh cần có nhiều biện pháp hơn để khắc phục tình trạng làm việc mà không mang lại hiệu quả kinh tế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Số lao động và năng suất lao động của ngành dịch vụ là tương xứng nhất trong ba ngành. Với số lượng và tỷ trọng chiếm trong nền kinh tế tạo ra năng suất lao động khá tương ứng là 9,9 triệu đồng/lao động năm 2005, biến động dần qua các năm khá ổn định không có thay đổi nhiều là năm 2009 là khoảng 9,9 triệu/lao động. Có lẽ nói rằng lao động trong ngành dịch vụ có trình độ cao và được làm việc đúng với năng lực của người lao động. Và năng suất lao động trong ngành này cao hơn so với lao động cùng ngành của cả nước nên đây là thuận lợi cho tỉnh để tiếp tục phát triển lực lượng lao động trong ngành dịch vụ này. Trong giai đoạn năm 2005 -2009, chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thái Nguyên đang diễn ra theo

hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp liên tục giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch lao động trong ngành nông nghiệp còn chậm, bình quân hàng năm số lao động nông nghiệp chỉ giảm 1991 người (0,47%). Số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng dần qua các năm sau, trong ngành công nghiệp sẽ tăng nhanh hơn so với ngành dịch vụ.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 42 - 45)