Do thiếu vốn sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 51)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.4.3.Do thiếu vốn sản xuất kinh doanh

Xét về hiệu quả kinh tế của tạo việc làm thì số việc làm mới được tạo ra trong tổng số chi phí bỏ ra để có việc làm. Chi phí bình quân tạo ra một chỗ làm việc hay còn gọi là mức đầu tư cho chỗ làm việc là chỉ tiêu phản ánh số lượng tiền vốn đầu tư để tạo việc làm mới. Chi phí tạo một chỗ việc làm mới được xác định tổng số vốn đầu tư trên tổng số lao động được thu hút hay tổng số chỗ việc làm mới được tạo ra. Mà số vốn đầu tư để tạo việc làm gồm hai bộ phận chính:

- Chi phí tạo ra mặt bằng sản xuất như: chi phí mua sắm thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, phương tiện vận chuyển, thuê hoặc mua mặt bằng nhà xưởng...

- Chi phí đào tạo người lao động, chi phí quản lý.

Đối với Thái Nguyên thì tình trạng các đơn vị sản xuất kinh doanh không có đủ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên xảy ra nên dẫn đến tình trạng không có việc làm hay việc làm không ổn định vẫn còn. Một phần nữa là do chi phí tạo ra chỗ làm mới thường đắt hơn so với nguồn vốn của các doanh nghiệp có. Nguồn vốn của tỉnh tồn tại dưới dạng tiết kiệm của người dân nhiều hơn mang ra đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó, để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất, tạo lợi nhuận, tăng chỗ việc làm mới nhiều hơn cần tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm nguồn tiền dự trữ trong người dân.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 51)