Quy hoạch hệ thống Trung tâm giới thiệu việclàm

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 72 - 73)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

3.2.4. Quy hoạch hệ thống Trung tâm giới thiệu việclàm

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh. Quan sát lại chức năng của các trung tâm giới thiệu việc làm theo hướng tăng cường chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin và phân tích thị trường lao động, trợ giúp người thất nghiệp, giảm dần chức năng dạy nghề.

Củng cố mạng lưới giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chú trọng mạng lưới các trung tâm Giới thiệu việc làm tại những vùng có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nhanh, các huyện chưa có trung tâm Giới thiệu việc làm. Tăng cường khả năng giới thiệu việc làm, mục tiêu tới trong năm 2015 có 2000 – 2500 người lao động tìm được việc thông qua kênh giới thiệu việc làm của trung tâm, dự báo giai đoạn 2015 – 2020 con số này là 3000 – 3500/năm.

Từ năm 2006 đến năm 2010, đầu tư củng cố năng lực đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn hóa các giáo trình, chương trình và chức năng nghề đào tạo. Tập trung đào tạo một số nghề ngắn hạn chủ yếu, mỗi cơ sở từ 2 – 3 nghề. Nâng cao năng lực cho các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong thông tin và phân tích thị trường lao động, đánh giá nhu cầu đào tạo và việc làm của người lao động và người sử dụng lao động. Đẩy mạnh việc xây dựng các mối quan hệ giữa các trung tâm Giới thiệu việc làm với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề nhằm nắm bắt được diễn biến về cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Tiến tới việc thực hiện nối mạng thông tin giữa các trung tâm Giới thiệu việc làm. Thực hiện điều tra, thu thập thông tin và công bố định kỳ các thông tin về thị trường lao động.

Trong năm năm tiếp theo 2010 – 2015, chuyển dần các chương trình đào tạo nghề cho bộ phận chịu trách nhiệm dạy nghề, nhằm tập trung hơn nữa vào chương trình giới thiệu, giải quyết việc làm.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý cho cán bộ trung tâm. Tổ chức giới thiệu, tham quan tìm hiểu kiến thức và trao đổi kinh nghiệm giữa các trung tâm trong địa bàn tỉnh cũng như với các trung tâm tại các địa phương khác.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan để xây dựng các chương trình mục tiêu về giới thiệu việc làm hàng năm cũng như trong từng kế hoạch cho các năm tiếp theo của tỉnh.

 Mở các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, quy mô nền kinh tế không mở rộng nên cung việc làm tạo ra không đủ với nhu cầu về việc làm ngày càng tăng của người dân. Nhưng có những doanh nghiệp có cung việc làm lại không tìm được cầu của người lao động phù hợp. Hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh có vai trò là nơi kết nối giữa các doanh nghiệp với người lao động. Trung tâm giới thiệu việc làm đã tư vấn nghề và việc làm cho hàng ngàn người dân mỗi năm.

Hệ thống dịch vụ việc làm của tỉnh đã hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động của mình. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng số lao động trong và ngoài độ tuổi lao động của toàn tỉnh được tư vấn việc làm và tư vấn nghề thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm đạt trên 90 ngàn lượt người (bình quân trên 18.923 lượt người/năm). Và thông qua đó các nhà tuyển dụng biết tìm nguồn cung lao động ở đâu và đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng thì toàn tỉnh có là 4.433 người đã được tuyển dụng. Con số này vẫn còn thấp so với số lượng người được tư vấn, vậy hệ thống giới thiệu việc làm của tỉnh làm việc chưa đạt được hiệu quả.

 Tổ chức các hội chợ việc làm cho người lao động.

Việc làm thực tế của các cơ quan lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên là mở các hội chợ việc làm, các sàn giao dịch việc làm để tạo điều kiện cho người có nhu cầu tìm kiếm việc làm tiếp cận được với các việc làm mà đang cần người lao động. Về mặt người đang tìm việc thì được nhiều sự lựa chọn phù hợp với trình độ tay nghề và sở thích công việc nào? Tạo ra được nhiều lợi thế vì qua đó người đang tìm kiếm việc làm sẽ biết được các yêu cầu của doanh nghiệp đang tìm kiếm để học tập, bổ sung thêm kỹ năng đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tuyển dụng được người lao động phù hợp với tiêu chí làm việc của doanh nghiệp, giảm bớt về mặt chi phí đào tạo thì công việc sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 72 - 73)