Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 25 - 27)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.1.1.3.Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất.

Diện tích tự nhiên không lớn nhưng cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới hệ tầng quyết định rất lớn tới chất lượng đất và sự phong phú của các loại khoáng sản của Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên là 354.104,39 ha, trong đó:

- Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, diện tích rừng tự nhiên là 102.190 ha, diệnt tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy.

- Đất đồi chiếm khoảng 24,57% diện tích tự nhiên, đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp. Loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng như Đại Từ, Phú Lương,... với độ cao từ 50-200m, có độ dốc từ 5-20m, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Tỉnh là vùng đất thích hợp để phát triển loại cây chè đặc biệt là chè Tân Cương – đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh có 15.000 ha chè (đứng thứ hai trên cả nước sau tỉnh Lâm Đồng). Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đai gia súc, chăn nuôi bò sữa. Cây ăn quả của tỉnh hiện nay có trên 15000 ha phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt...

Tài nguyên nước.

Nguồn nước của Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp với hai sông chính là sông Công và sông Cầu:

- Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá của huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 210 triệu m3 nước. Với lợi thế dòng sông có thể chủ động điều hòa dòng chảy, tưới tiêu cho 12 ngàn ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố và thị xã sông Công.

- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 6030 km2, bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc – Đông Nam. Hệ thống của con sông có khả

năng tưới cho 24 ngàn lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Kết hợp với nhiều nhánh sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô thì đây là điều kiện tốt cho tỉnh về tiềm năng thủy điện.

Tài nguyên khoáng sản.

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên phong phú về chủng loại khoáng sản, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh có thể chia thành bốn nhóm:

- Nhóm nguyên liệu cháy: gồm than mỡ với trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn, chất lượng tương đối tốt đủ phục vụ cho nhu cầu ngành luyện kim than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung chủ yếu ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trên cả nước.

- Nhóm khoáng sản kim loại: gồm kim loại đen như sắt, mănggan, ti tan và kim loại màu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vofram, altimoan, thủy ngân, vàng... Quặng sắt có 47 mỏ và điềm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%, cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn. Quặng Titan đã phát hiện 18 mỏ, tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn. Thiếc có ở ba mỏ thuộc Đại Từ, mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền với khoảng 13.600 tấn. Vonfram ở Núi Pháo Đại Từ trữ lượng 110.260.000 tấn. Chì kẽm tập trung ở Lang Hít (huyện Đông Hỷ), Thấn Sa, Cúc Đường ( huyện Võ Nhai) quy mô không lớn. Vàng sa khoáng ở khu vực Thấn Xa, dãy núi Bổ Cu, khu vực Ngàn Me, Cây Thị, khu vực phía tây của huyện Phổ Yên. Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn ý nghĩa đối với cả nước.

- Khoáng sản phi kim loại: có pyrit, barit, photphorrit ở quặng Núi Văn, Làng Mới, La Hiên với khoảng 60.000 tấn.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu

tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ, các bảo tàng văn hóa, lịch sử và các di tích kiến trúc nghệ thuật đình, đền chùa, hang động như đình Phương Độ, hang Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, An toàn khu Việt Bắc, di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài. Đây là một lợi thế cho tỉnh phát triển ngành du lịch làm tăng phần trăm đóng góp vào GDP. Việc làm được tạo ra từ hoạt động du lịch tại tỉnh và xung quang các hoạt động du lịch đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp xuống, người dân có tỉnh có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống của chính bản thân của người lao động. Lao động của tỉnh sẽ có xu hướng chuyển sang làm trong lĩnh vực du lịch hay chính là sang làm việc trong khu vực nhiều hơn.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 25 - 27)