Số lượng của nguồn lao động.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 35 - 38)

THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –

2.2.1.1.Số lượng của nguồn lao động.

Quy mô dân số của tỉnh trong thời gian qua không có biến động nhiều: năm 2005 là 1.105.830 người, sau năm năm con số này của tỉnh là 1.156.500 người (năm 2010), tốc độ tăng dân số Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2010 thấp, bình quân là 0,96%/năm và có xu hướng ổn định. (Theo thực trạng dân số lao động của tỉnh Thái Nguyên).

Quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 65% tổng dân số: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người đến năm 2010 dự tính là 809.220 người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,37% hay bình quân mỗi năm tăng thêm 15.687 người trong độ tuổi này. Do đó, để đảm bảo hiện tượng thất nghiệp không xảy ra trong năm tiếp theo đó trên địa bàn tỉnh thì ngoài điều kiện phải đảm bảo các việc làm của năm trước ổn định thì có nghĩa năm là mỗi năm bình quân sẽ tương ứng cung việc làm trong tỉnh cũng là 15.687 việc làm.

Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh cũng đã tăng lên từ 617.598 người năm 2005 lên đến 723.439 người, tương ứng bình quân hàng năm tăng thêm khoảng 10.465 người.

Bảng 1.3: Lực lượng lao động của tỉnh qua các năm

Đơn vị: Người

Ds từ 15 tuổi trở lên 853.673 875.692 885.148 910.588 927.659 DS trong tuổi lao động 724.176 741190 758200 775200 792210 DS hoạt động kinh tế 617598 638960 651600 663420 674021

Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.

Bảng 1.4: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số.

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên

72,35 77,17 77,20 77,40 83,07 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dsố trong

độ tuổi lao động

82,75 86,20 85,94 85,58 85,08

Nguồn: Thực trạng lao động, việc làm tỉnh Thái Nguyên.

Qua bảng số liệu thấy rằng phần lớn dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nằm trong độ tuổi lao động (97,03%). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động giai đoạn 2006 – 2009 dao động trong khoảng từ 82,75% -85,07% và có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,91%, điều này chứng tỏ rằng số người có việc làm ngày một tăng lên nhưng tăng chậm – cung việc làm tăng chậm. Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2005 là 853673 người và tăng dần lên đến 927.659 người năm 2009, với kết cấu dân số trẻ số lượng người từ 15 tuổi tăng lên làm dân số trong tuổi lao động cũng tăng lên theo năm 2005 là 724.176 người đến năm 2009 là 792.210 người, bình quân cả giai đoạn 2005 -2009 lực lượng lao động của tỉnh tăng 68034 người, tạo ra một nguồn lực dồi dào cho tỉnh – đây là một lợi thế về yếu tố đầu vào cho các đơn vị sản xuất kinh doanh tận dụng. Nhưng nhìn theo số liệu thì dân số hoạt động kinh tế vẫn có số lượng thấp nhất trong ba chỉ tiêu trong bảng: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, dân số tham gia hoạt động kinh tế có là 617.598 người. Điều này cho thấy rằng vẫn có lượng người dư không nằm trong dân số hoạt động kinh tế nhưng vẫn nằm trong độ tuổi lao động, đó là lượng người thất nghiệp, lượng người không hoạt động kinh tế như dân số không có nhu cầu lao động, không muốn tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau.

Nguyên có: năm 2005 có 617.598 người đến năm 2009 dân số hoạt động kinh tế là 674.021 người, bình quân cả giai đoạn lượng người hoạt động kinh tế tăng lên là 56.423 người. Chính những con số này đã thể hiện một xu hướng diễn ra trên cả nước và trong tỉnh là con người ngày càng muốn và đã tham gia vào hoạt động kinh tế nhiều hơn hay chính là nhu cầu việc làm ngày càng tăng lên. Nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động chiếm 82,75% năm 2005 thì đến năm 2009 là 85,08%. Sự tăng lên này là do sự thay đổi của dân số là nội trợ, sự thay đổi của dân số mà thời gian trước không muốn lao động. Với xã hội ngày càng phát triển hơn, con người muốn thích ứng với cuộc sống và nâng cao vị thế của mình thì làm việc là con đường mà họ cần đi. Với ý thức, tư duy thay đổi thì phụ nữ nói chung và phụ nữ của tỉnh nói riêng cũng đã tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn, mở mang kiến thức. Vì vậy, số người cần việc làm trong giai đoạn này là tăng lên và đồng thời kinh tế tăng trưởng của tỉnh cũng đã tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn so với thời kỳ trước. Nhưng liệu sự tăng lên về cầu việc làm thì nhanh còn cung việc làm lại tăng lên chậm thì có xảy ra hiện tượng thất nghiệp không?

Bảng 1.5: Về quy mô và tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Thái Nguyên.

Đơn vị: Nghìn người

Giai đoạn Tổng số người tăng thêm (nghìn người) Mức tăng bình quân/ năm (nghìn người) Tốc độ tăng bình quân hàng năm (%) 2006 – 2010 68,03 17,00 2,29 2010 – 2015 23,82 4,76 0,59 2016 – 2020 21,77 4,35 0,52

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên.

Theo mức dự báo của Sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên đưa ra trong giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 thì tổng số người tăng thêm trong tỉnh lần lượt là 23,82 nghìn người và 21,77 nghìn người thấp hơn nhiều so với thực trạng hiện nay 2006 – 2010 là 68,03 nghìn người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn sau cũng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn này. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ giảm dần, nguồn lao động cũng sẽ giảm dần, nhu cầu về việc làm không ít đi theo tốc độ tăng dân số của nguồn nhân lực, nhưng cũng giảm bớt được tốc độ nhanh của nhu cầu để cung việc làm kịp cân bằng với cầu việc làm, giảm bớt thất nghiệp trong tỉnh. Vì thất nghiệp lại là có sự đánh đổi với tăng trưởng kinh tế nên mục tiêu của tỉnh không phải là giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 0% nhưng tỷ lệ này phải phù hợp với điều kiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Trang 35 - 38)