THỰC TRẠNG VIỆCLÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 –
3.1.1. Về phía Nhà nước hay chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương của tỉnh đã kết hợp với nhiều các cơ quan liên quan thực hiện các chương trình tạo việc làm trên địa bàn tỉnh.
Với các chương trình việc làm thông qua sử dụng nguồn vốn quốc gia (chương trình 120): Theo quyết định phân bổ từ Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm, trong năm 2010 Thái Nguyên có trên 21,68 tỷ đồng phục vụ cho công tác giải quyết việc làm (tạo việc làm mới cho 2600 lao động trong tỉnh). Số vốn này được Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh cân đối để phân bổ về cho các huyện, thành, thị trong đó ưu tiên cho một số địa phương như: TP Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên, Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình và một số hộ thuộc diện khó khăn, thu hồi đất sản xuất... Với nguồn vốn ít nhưng số lao động cần giải quyết việc làm tương đối lớn nên các địa phương ưu tiên cho những dự án giải quyết việc làm được nhiều nhất, nhất là đối với lao động nông thôn, tập trung vào các cơ sở sản xuất có quy mô và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Các lãnh đạo của tỉnh của các ban ngành tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động được tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng nhất, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ tín dụng, các ngành liên quan của tỉnh cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn này để xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Với các chương trình đào tạo: Chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức nhiều các chương trình đào tạo nghề cho người lao động với nhiều loại nghề hơn, chi phí thấp hơn. Cơ cấu về chi ngân sách, tăng tỷ trọng chi ngân sách của tỉnh cho đào tạo nghề đặc biệt quan tâm đến đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất canh tác. Chú trọng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề dài hạn thay vì đầu tư chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn vì hiệu quả đầu tư cho đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề theo hướng khuyến khích việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập được quản lý như một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, hỗ
trợ về thuế, đất đai và các chính sách hỗ trợ khác. Tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thành lập các cơ sở đào tạo nghề, liên kết đào tạo. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao hơn nữa vai trò của các đơn vị đoàn, hội tại các địa phương nhằm phổ biến chính sách ưu đãi của chính quyền tỉnh về hỗ trợ người dân học nghề, hiểu được công tác đào tạo nghề nhằm chuyển đổi nghề nghiệp.
Với chương trình tín dụng: Tổ chức cán bộ tín dụng của chính quyền xuống các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân muốn vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn về các thủ tục vay vốn để đơn giản nhất, thông báo về các quy định mức vay đối với từng đối tượng, giúp người dân sản xuất kinh doanh hoạt động tốt đi đúng mục đích của nguồn vốn, giám sát và kiểm tra tránh thất thoát nguồn vốn của Nhà nước. Tạo mọi điều kiện, môi trường tốt để chương trình thực hiện mang lại hiệu quả cao.
Với chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh: Làm việc với một môi trường mới và đòi hỏi ở ý thức của người lao động và đi theo đúng pháp luật của từng nước, từng địa phương mà người lao động đến làm việc. UBND tỉnh là cầu nối vững chắc nhất cho người lao động tìm hiểu về môi trường, điều kiện làm việc ở ngoài tỉnh để tránh những thiệt thòi, rủi ro cho các lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều cam kết hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu như: hoạt động cho vay vốn đi xuất khẩu, đảm bảo quyền pháp lý cho lao động tại nước bạn, hỗ trợ cho người lao động về nước an toàn khi gặp phải rủi ro, cam kết bảo lãnh. Và thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ như miễn giảm tiền học phí, tiền học ngoại ngữ, tiền làm hộ chiếu, khám sức khỏe...
Đối với chính quyền địa phương của tỉnh Thái Nguyên có vai trò chủ yếu là cơ quan tạo hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, các chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, những điều kiện liên quan cả đến môi trường làm việc của người lao động, những quy định về an toàn lao động, khu làm việc an toàn, tạo môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.