Đánh giá hiệu qủa công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC GGP pptx (Trang 28 - 31)

Để công tác tuyển dụng đạt được hiệu quả cao, hiện nay người ta có xu hướng thành lập các trung tâm đánh giá. Đây là phương pháp tốt nhất nhằm giúp ta lựa chọn người vào vị trí làm việc khi có một nhóm người muốn xin việc vào vị trí đó. Trung tâm đánh giá bao gồm nhiều thành viên được phân công đánh giá theo từng hoạt động riêng biệt của từng người trong nhóm. Sau khi tham gia đánh giá, những thành viên hội đồng đưa ra những kết luận của mình và thảo luận những đánh giá đó để đưa ra được kết luận chung về từng người tham gia xin việc.

Trong quá trình tuyển dụng, có 4 khả năng có thể xảy ra cho mỗi ứng viên được thể hiện trên sơ đồ

Năng lực hoàn thành công việc của ứng

viên Quyết định tuyển chọn Loại bỏ Tuyển dụng Tốt (2) Sai lầm (Đánh giá quá thấp) (1) Chính xác Không tốt (3) (4)

Chính xác Sai lầm (Đánh giá quá cao) Ô số (1) và ô số (3) chỉ các quyết định chính xác: ứng viên được tuyển dụng có khả năng thực hiện công việc tốt công việc và loại bỏ ứng viên không có khả năng thực hiện công việc. Trong ô số (2), nhà quản trị đã đánh giá ứng viên thấp hơn khả năng thực tế. Điều này có thể do một biểu hiện sơ suất nào đó của ứng viên làm cho nhà tuyển dụng không hài lòng và ứng viên phải gánh chịu hậu quả là bị loại, trong trường hợp này, doanh nghiệp đã để tuột mất ứng viên giỏi. Ngược lại trong ô số (4) nhà quản trị đã đánh giá ứng viên quá cao, thu nhận ứng viên không phù hợp này vào trong tổ chức. Điều này xảy ra khi ứng viên đã khéo léo che giấu những yếu điểm của mình hoặc nhà quản trị chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng.

Khi phân tích hiệu quả của hoạt động tuyển dụng, tổ chức doanh nghiệp cần thu thập các loại thông tin:

- Tỷ lệ sàng lọc.

Tỷ lệ sàng lọc xác định số người được tuyển vào vòng tiếp theo trên tổng số người nộp đơn xin việc hay số người được tuyển trên tổng số người nộp đơn xin việc. Doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng để xác định tỷ lệ sàng lọc cho phù hợp sao cho số ứng viên được tuyển vừa đủ đảm bảo chất lượng, vừa giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí, nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng.

Số người xin việc được tuyển Tỷ lệ tuyển dụng = —————————————— Tổng số người nộp đơn xin việc

Tỷ lệ sàng lọc có ý nghĩa quan trọng, đóng góp rất lớn vào thành công trong việc xác định được những người thực hiện tốt công việc. Tuy vậy tỷ lệ tuyển dụng cũng cần phải được đánh giá để xem xét đã hợp lý chưa. Bởi vì nếu tỷ trọng người xin việc đạt thành công cao thì tỷ lệ tuyển dụng không có ý nghĩa, còn trong trường hợp chỉ có một tỷ lệ nhỏ số người được tuyển lựa

thì thủ tục tuyển dụng cẩn thận trở nên có giá trị, đặc biệt ở các vị trí công việc quan trọng.

- Chi phí tuyển dụng.

Chi phí tuyển dụng bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tuyển dụng như chi phí thuê dịch vụ tuyển, chi phí quảng cáo…

Chi phí tuyển dụng được tính toán dựa trên một số các chỉ tiêu: + % hoàn thành kế hoạch chi phí:

Chi phí tuyển dụng thực tế

a = ————————————— x 100% Chi phí tuyển dụng dự tính

Nếu a < 100% thì tổ chức đã không hoàn thành kế hoạch về chi phí tuyển dụng. Ngược lại, nếu a ≤ 100% thì chứng tỏ tổ chức đã hoàn thành kế hoạch chi phí tuyển dụng. Các khoản chi phí đều nằm trong dự tính của tổ chức, nhưng điều đó chưa nói lên được công tác tuyển dụng đạt được hiệu quả bởi hiệu quả của công tác tuyển dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

+ Chi phí trên đầu người mới tuyển:

Chỉ tiêu này cho thấy để tuyển được một lao động phải mất bao nhiêu chi phí:

Tổng chi phí tuyển dụng thực tế Chi phí/đầu người mới tuyển = ————————————— Tổng lượng lao động tuyển mới.

Việc tuyển dụng là rất tốn kém, cho nên cấp quản trị cần phải bảo đảm rằng họ đang sử dụng các phương pháp và các nguồn nhân sự hữu hiệu nhất sao cho chi phí tuyển dụng tính trên đầu người mới tuyển là ở mức tối thiểu nhất.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tuyển dụng.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tuyển dụng được xác định bằng tỷ lệ số lao động tuyển mới kỳ thực hiện trên tổng số lao động tuyển mới kỳ kế hoạch.

Tổng lao động tuyển mới kỳ thực hiện

k = ———————————————— x 100% Tổng số lao động tuyển mới kỳ kế hoạch

Nếu k < 100% thì tổ chức không hoàn thành kế hoạch tuyển dụng, tức là không tuyển được đủ số người cần thiết để đáp ứng công việc, phản ánh công tác tuyển dụng kém hiệu quả.

Nếu k ≥ 100% thì tổ chức đã hoàn thành kế hoạch tuyển dụng, tuy nhiên k = 100% là tốt nhất, nếu k lớn hơn 100% quá nhiều thì số lao động tuyển được nhiều hơn số lao động cần tuyển sẽ dẫn đến tình trạng thừa nhân lực gây khó khăn cho tổ chức trong việc sắp xếp, bố trí nhân lực

+ Chất lượng của lao động mới tuyển.

Chất lượng của lao động mới tuyển được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện công việc của lao động đó trong quá trình làm việc. Nhưng để việc đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng được diễn ra nhanh chóng thì có thể dựa vào số lao động cần phải đào tạo lại sau khi được tiếp nhận vào tổ chức. Số lao động phải đào tạo lại ít chứng tỏ tổ chức đã tuyển được “đúng người, đúng việc”, ngược lại số lao động được tuyển vào phải đào tạo lại nhiều tổ chức lựa chọn sai đối tượng được tuyển phản ánh công tác tuyển dụng chưa mang lại hiệu quả.

Những phân tích như trên sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách và biện pháp tương ứng nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC GGP pptx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w