Chậm điều chỉnh chính sách tiền lương tối thiểu 39 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về cơ sở Kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. HCM (Trang 40 - 45)

Đối với nước ta, trong quá trình chuyển sang phát triển nền KTTT định hướng XHCN, nhận thức về tiền lương trong KTTT ngày càng rõ nét và chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường. Việc tách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính, sự nghiệp là mốc quan trọng đầu tiên. Tiếp đĩ là việc tách tiền lương tối thiểu chung và mở cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu cho khu vực sản xuất kinh doanh phù hợp với các loại hình doanh nghiệp (bao gồm DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN); tiền lương tối thiểu chung được xác định trên cơ sở nhu cầu mức sống tối thiểu của NLĐ và một phần nuơi gia đình, mức tiền cơng trên thị trường và khả năng chi trả của doanh nghiệp; doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xếp lương, trả lương cho NLĐ gắn với năng suất lao động, phù hợp với mặt bằng tiền cơng trên thị trường, khắc phục phân phối bình quân và chênh lệch quá lớn về tiền lương, thu nhập giữa các ngành, khu vực và vùng… Đĩ là bước tiến rất quan trọng của chính sách tiền lương theo định hướng thị trường ở nước ta.

– 40 –

Chính sách tiền lương đang được thực thi trong cuộc sống, đã phát huy được vai trị, chức năng kích thích, tạo động lực của tiền lương trong sản xuất kinh doanh; thúc đẩy phát triển thị trường lao động; khuyến khích NLĐ rèn luyện nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, gĩp phần phát triển và phân bố hiệu quả nguồn nhân lực; tăng thu nhập, nâng cao đời sống NLĐ; xây dựng QHLĐ hài hịa, đồng thuận…

Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định và được điều chỉnh từng năm theo mức độ trượt giá để bù đắp tiền lương thực tế và cải thiện đời sống theo mức độ tăng trưởng GDP. Hiện tại theo quy định, tồn tại hai hệ thống tiền lương tối thiểu khác nhau áp dụng cho hai khối doanh nghiệp: DNNN và doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN. Cụ thể là:

¾ Trong khu vực DNNN và đơn vị hành chính sự nghiệp Mức lương tối thiểu được điều chỉnh như sau:

- Năm 1993 : 120.000đ/tháng - Năm 1997: 144.000đ/tháng - Năm 1999: 180.000đ/tháng - Năm 2001: 210.000đ/tháng - Năm 2003: 290.000đ/tháng - Năm 2005: 350.000đ/tháng - Từ 01/10/2006 đến nay: 450.000đ/tháng. ¾ Đối với doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN:

Năm 1989 khi luật ĐTNN cĩ hiệu lực, mức lương tối thiểu quy định là từ 45USD đến 50USD. Năm 1999, Quyết định 53 của Chính phủ và Quyết định số 708/1999/QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ Việt Nam làm cơng việc giản đơn nhất (chưa qua đào tạo) với điều kiện lao động, mơi trường lao động bình thường trong các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN cĩ 3 mức 35 – 40 – 45 USD và quy sang tiền đồng Việt Nam với tỷ giá quy đổi là 13.910đồng/USD. Theo tỷ giá này thì mức lương tối thiểu quy

– 41 –

ra tiền đồng tại doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN tương ứng là: 487.000 – 556.000 – 626.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn hiện nay thì chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh đang bộc lộ một số những bất cập:

Thứ nhất, tiền lương tối thiểu quá thấp, chưa đủ tái sản xuất lao động giản đơn, thấp hơn các nước trong khu vực từ 30 đến 40%. Các chuyên gia về lương và quản lý Việt Nam đều cho rằng, mức lương tối thiểu như hiện nay trên thực tế chưa bảo đảm được mức sống, dù là “tối thiểu” nhưđúng nghĩa của nĩ.

Theo điều 56 Bộ luật lao động quy định: mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho NLĐ làm cơng việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp SLĐ giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất SLĐ mở rộng. Xét theo ý nghĩa đáp ứng nhu cầu (hay đủ sống), thì:

- Đối với NLĐ trong khu vực DNNN 450.000 đồng là khơng đủ sống đối với bản thân NLĐ dù làm cơng việc đơn giản nhất; nếu chia cho số người phải nuơi (bình quân một lao động trong khu vực nhà nước phải nuơi khoảng 1,8 người kể cả bản thân) thì bình quân một nhân khẩu chỉ hơn 200 nghìn đồng, thấp hơn chuẩn nghèo mới 260 nghìn đồng đối với thành thị của nước ta; và nếu tính theo chuẩn nghèo cuả TP.HCM là 500 nghìn đồng thì cịn thua xa; nếu tính theo chuẩn nghèo quốc tế mới (2 USD/người/ngày) thì mới bằng trên 46%.

- Đối với khu vực cĩ vốn ĐTNN, tiền lương tối thiểu trước tháng 01/2006 là 35 – 40 và 45 USD người/tháng và thậm chí sau khi đã điều chỉnh tăng từ 06/01/2006 [Bảng 2.2] thì vẫn cịn thấp xa so với chuẩn nghèo quốc tế 2 USD/ người/ngày.

Thứ hai, tiền lương trong các doanh nghiệp chưa phản ánh đúng giá trị và giá cả trên thị trường lao động. Cũng theo quy định tại điều 56 Bộ luật lao động, khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của NLĐ bị giảm sút thì Chính Phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế [5, 34]. Tuy nhiên, trong những năm qua, chỉ số giá cả sinh hoạt tăng cao nhưng chính sách tiền lương chậm được điều chỉnh tăng tương ứng.

– 42 –

Hiện nay ở Việt Nam nĩi chung, ở TP.HCM nĩi riêng cĩ tình trạng mức giá luơn tăng và mức lương danh nghĩa trong khu vực DNNN cũng tăng theo. Trong khi tiền lương tăng chậm rãi thì chỉ số giá cả lại tăng với tốc độ chĩng mặt. Mặc dù, nếu thử làm phép so sánh, thì tốc độ tăng lương và thu nhập vẫn đủ bù đắp chỉ số tăng giá (tháng 10/2006 so với tháng 10/2002 (tính chung là 4 năm trịn), mức lương tối thiểu tăng 87%, trong khi giá tiêu dùng tăng trên 31%, GDP tính theo giá so sánh tăng 35,7%, cịn tính theo giá thực tế tăng khoảng 83%. Điều đĩ chứng tỏ là tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng giá cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo giá so sánh, tức là cao hơn tốc độ tăng GDP tính theo giá thực tế), nhưng việc điều chỉnh lương bị mất ý nghĩa tăng thu nhập cho NLĐ. Việc điều chỉnh lương mới chỉ mang ý nghĩa bù trượt giá chứ chưa thực sựđem lại niềm vui tăng lương cho NLĐ.

Cịn đối với khu vực cĩ vốn ĐTNN thì mức lương tối thiểu vốn đã thấp, lại tồn tại quá lâu, quá lạc hậu, khơng phù hợp với mức trượt giá sinh hoạt và chậm được điều chỉnh. Từ năm 1999 đến 01/2006, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 28%, tỷ giá trao đổi giữa đồng USD và tiền đồng Việt Nam tăng 15% mà tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN vẫn khơng thay đổi làm cho tiền lương thực tế của NLĐ giảm đi rất nhiều.

Thứ ba, lương tối thiểu ở Việt Nam cĩ quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh. Nếu như ở các nước, lương tối thiểu gắn với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dựa trên những thay đổi về chỉ số giá sinh hoạt, thì ở Việt Nam, lương tối thiểu cịn là cơ sởđể điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, BHXH, trợ cấp thơi việc…ơng Jonnathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP đã nĩi: “Dường như các bạn đang cố gắng đạt được quá nhiều từ một cơng cụ. Điều này cĩ thể dẫn đến những hậu quả khơn lường về mặt ngân sách nhà nước. Chính vì lẽ đĩ, trong khi nhiều nước cĩ thể điều chỉnh mức lương tối thiểu định kỳ hàng năm cho phù hợp với biến động của thị trường, thì Việt Nam khơng thể làm được điều này, vì như vậy, là đặt lên vai ngân sách một gánh nặng quá lớn”.

– 43 –

Thứ tư, cịn tồn tại nhiều cơ chế tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp: Theo một chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), tại Hội thảo “Chính sách tiền lương trong tiến trình hội nhập quốc tế” tổ chức ở Hà Nội, ngày 23-9-2005, thì: “ Cĩ lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới cịn xác định mức lương tối thiểu theo thành phần sở hữu”.

Trên thế giới hiện phổ biến ba hình thức lương tối thiểu: lương tối thiểu duy nhất chung cho cả nước, lương tối thiểu theo ngành nghề, và lương tối thiểu theo vùng. Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, bởi các DNNN đang áp dụng mức lương tối thiểu thấp hơn các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN. Việc duy trì mức lương tối thiểu khơng thống nhất giữa các khu vực đã tạo ra mâu thuẫn và chưa theo nguyên tắc bình đẳng trong nền KTTT.

Ngồi vấn đề mức lương tối thiểu thấp và phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, thì tiền lương vẫn mang nặng tính bình quân, chưa thực sự gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chưa trở thành nguồn thu nhập chính của NLĐ. Trong khu vực DNNN, cĩ những lao động trình độ thấp nhưng lại được trả lương cao hơn giá thị trường; và ngược lại, cĩ những lao động trình độ cao bị trả lương thấp hơn giá thị trường. Trong doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN Chính phủ chỉ đưa ra mức lương tối thiểu được tính trả cho NLĐ khơng qua đào tạo trong điều kiện lao động bình thường. Đối với lao động đã qua đào tạo, doanh nghiệp FDI phải tự xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng. Thực tế, khơng ít doanh nghiệp FDI đã dùng mức lương tối thiểu để trả cho NLĐ đã qua đào tạo. Một số doanh nghiệp khác lại xây dựng mức lương bậc 1 chỉ cao hơn lương tối thiểu 1- 2%.

Do khơng thể thực hiện đúng bản chất, và trên cơ sở lương tối thiểu này doanh nghiệp xác định tiền lương trả cho NLĐ như trong thực tế thời gian qua, khiến cho NLĐ phải tổ chức đình cơng tạo áp lực với doanh nghiệp để tăng lương, đảm bảo thu nhập tăng tương xứng với mức gia tăng của giá cả sinh hoạt. Vì vậy, vào cuối năm 2005, đầu năm 2006 cĩ hàng loạt các cuộc đình cơng xảy ra trên khắp cả nước chủ yếu ở các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN với yêu sách tăng lương là chính. Trước tình hình đĩ, ngày 6/1/2006 Chính phủ ban hành nghị định

– 44 –

03/2006/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu trong doanh nghiêp FDI. Mức lương này được áp dụng đối với cơng việc giản đơn chưa qua đào tạo nếu đã học nghề thì phải cao hơn ít nhất 7% so với quy định. Mức lương mới trung bình cao hơn 40% so với mức lương cũ trước đây

Bảng 2.2: Bảng Lương Tối Thiểu Trong Doanh Nghiệp FDI (ĐVT: đồng)

Các quận thuộc TP.HCM, HN Ngoại thành TPHCM, HN. Nội thành HP,QN,ĐN,BD,BR-VT Các vùng khác Mức lương cũ 626.000 556.000 487.000 Mức lương mới. 870.000 790.000 710.000

(Nguồn: Báo cáo nhanh tình hình đình cơng tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ngày 15/01/2006)

Ngay khi Nghị định được ban hành, đình cơng đã giảm nhiệt gần như tức thời, NLĐ an tâm quay lại tiếp tục cơng việc. Tuy nhiên lại xuất hiện tình hình: cùng một ngành nghề, cùng cơng việc và cường độ lao động như nhau nhưng NLĐ trong doanh nghiệp vốn trong nước cĩ mức lương tối thiểu (về mặt pháp lý) chỉ bằng một nửa (mặc dù cĩ thêm các khoản đĩng BHXH, BHYT, Đồn phí và các phụ cấp khác) so với doanh nghiệp FDI. Do đĩ, việc đình cơng vừa qua khơng chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN mà đã lây lan sang cả các doanh nghiệp cĩ vốn trong nước.

Như vậy, việc chậm điều chỉnh lương tối thiểu làm cho mức lương tối thiểu chưa phản ánh được sự chênh lệch về giá cả sinh hoạt, chi tiêu, mức sống dân cư giữa các vùng và cĩ sự phân biệt mức lương tối thiểu theo loại hình doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình cơng tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN trên địa bàn TP.HCM những năm qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về cơ sở Kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. HCM (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)