Cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương tối thiểu: 66 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về cơ sở Kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. HCM (Trang 67 - 71)

Tiền lương là một địn bẩy quan trọng gĩp phần nâng cao tính tích cực của NLĐ, là lợi ích thiết thân của NLĐ. Vì vậy, đổi mới nhận thức về chính sách tiền lương trong nền KTTT sẽ cĩ ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NLĐ, giải quyết mối quan hệ hài hịa về lợi ích kinh tế giữa NLĐ và NSDLĐ, gĩp phần làm lành mạnh hĩa QHLĐ, hạn chế đựơc tình trạng đình cơng diễn ra thường xuyên trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân cĩ liên quan đến tiền lương và thu nhập. Trong nền KTTT, chúng ta thừa nhận tiền lương là giá cả của hàng hĩa SLĐ thì cần đổi mới căn bản nhận thức về tiền lương theo những nguyên tắc của KTTT. Việc đổi mới chính sách tiền lương trong thời gian tối cần tập trung thực hiện các mục tiêu sau:

¾ Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Như đã phân tích, tiền cơng là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động hay là giá cả sức lao động. Cịn giá trị sức lao động lại được quy thành giá trị những tư liệu sinh hoạt để nuơi sống NLĐ và gia đình của người đĩ. Mức tiền lương tối thiểu ở nước ta thời gian qua chưa đảm bảo được tái sản xuất sức lao động, chưa bù đắp được các chi phí thiết yếu cho bản thân NLĐ chứ chưa kể đến con cái và gia đình họ. Do đĩ, cần nâng cao tiền lương tối thiểu danh nghĩa, đảm bảo tiền lương thực tế thực hiện được chức năng tái sản xuất sức lao động.

¾ Kích thích tăng năng suất lao động:

Đối với NLĐ, tiền lương là bộ phận thu nhập chủ yếu dùng để tái sản xuất SLĐ và nâng cao mức sống. Việc trảđúng, trảđủ tiền lương cho NLĐ sẽ kích thích họ quan tâm đến kết quả lao động, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc. Ngược lại, tiền lương khơng đảm bảo được tái sản xuất sức lao động , thì tác dụng kích thích của tiền lương sẽ giảm, do đĩ hiệu quả và chất lượng cơng việc cũng giảm theo.

– 67 –

¾ Gĩp phần phân phối thu nhập cơng bằng. Để đạt được mục tiêu này, cần phải xác định mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu theo ngành, vùng; tiền lương phải gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả, khoảng cách giữa các thang bậc lương phải hợp lý.

Để thực hiện được các mục tiêu trên cần quán triệt một số quan điểm cải cách chính sách tiền lương:

¾ Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo các nguyên tắc cân đối vĩ mơ, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để tăng tiền lương, ngược lại việc tăng tiền lương hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ để điều chỉnh mức lương hợp lý; cần khắc phục tình trạng như hiện nay, mức tiền lương được quy định thấp nhưng lại chậm điều chỉnh trong khi đĩ nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Mặt khác, giá cả hàng hĩa dịch vụ liên tục tăng làm cho tiền lương thực tế giảm.

Chính sách tiền lương liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế vĩ mơ như tích lũy và tiêu dùng, thu và chi của ngân sách nhà nước, việc làm và thu nhập; động chạm đến lợi ích của nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội, liên quan đến cơng bằng xã hội… Vì vậy, cải cách chính sách tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc cân đối vĩ mơ của nền kinh tế.

¾ Chính sách tiền lương phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả SLĐ. Nhưng tiền lương ở nước ta hiện nay chưa thực sự là giá cả SLĐ, nĩ chưa phản ánh giá trị SLĐ và mối tương quan giữa cung – cầu về lao động, chưa phải là kết quả thực sự của sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, vì trong điều kiện sức ép quá lớn về việc làm đối với NLĐ, nên họ buộc phải chấp nhận mức lương và điều kiện do NSDLĐ đưa ra. Do đĩ, để tiền lương thực sự là giá cả SLĐ, cần hình thành và phát triển thị trường lao động cĩ giám sát, kiểm tra của Nhà nước đối với việc thuê mướn, sử dụng và trả

– 68 –

cơng lao động, tiền lương phải tuân theo giá cả thị trường dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cung – cầu và quy luật cạnh tranh…

Trong nền KTTT, tiền lương và việc làm luơn cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên khi xây dựng chính sách tiền lương cần tính đến khía cạnh về việc làm ở nước ta hiện nay. Quy định một mức lương tối thiểu quá cao sẽ làm giảm sức hấp của mơi trường đầu tư, giảm việc làm cho NLĐ và gia tăng tình trạng thất nghiệp. Do đĩ, điều chỉnh lương ở mức độ tối ưu của nĩ (trong những điều kiện cụ thể) là sự khuyến khích rất quan trọng để phát triển sản xuất, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và tăng việc làm.

Quán triệt quan điểm trên, việc cải cách chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay, theo chúng tơi cần tập trung một sốđiểm sau:

Thứ nhất, tiếp tục điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu chung tiếp cận dần nhu cầu mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, khắc phục chính sách tiền lương tối thiểu chung cịn thấp hiện nay. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung phải trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, biến động chỉ số giá sinh hoạt, tương quan mức sống giữa các khu vực nơng thơn, thành thị và các tầng lớp dân cư…Thời gian qua cĩ một thực tế là khi Nhà nước mới chuẩn bị tăng lương tối thiểu thì giá cả sinh hoạt trên thị trường đã tăng trước. Để việc tăng lương khơng tạo nên áp lực tăng giá đột biến, để cho những NLĐ khơng cảm thấy mỗi lần tăng lương lại là một lần thiệt thịi, để doanh nghiệp khơng gặp khĩ khăn về mặt tài chính do tăng lương tối thiểu đột ngột như thời gian qua thì giải pháp tốt nhất là khiến cho mọi người nghĩ rằng việc tăng lương đĩ là chuyện thường ngày. Việc điều chỉnh lương tối thiểu nên được thực hiện hàng năm theo chỉ số giá sinh hoạt và 3 năm 1 lần dựa trên sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Thứ hai, xây dựng lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu và cơ chế tiền lương thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp vào năm 2010, theo luật doanh nghiệp thống nhất (cĩ hiệu lực từ 1.7.2006) để đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế. Trong đĩ, cần nghiên cứu làm rõ luận cứ về tiền lương tối thiểu theo vùng, theo ngành và của từng doanh

– 69 –

nghiệp cĩ tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để quy định mức tiền lương tối thiểu thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, cần thực hiện dần từng bước theo nguyên tắc tiền lương tối thiểu của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều được điều chỉnh tăng nhưng tốc độ tăng tiền lương tối thiểu của khu vực DNNN và doanh nghiệp ngồi quốc doanh trong nước cao hơn khu vực cĩ vốn ĐTNN. Sau một số năm, các mức tiền lương tối thiểu này sẽ bằng nhau.

Căn cứ vào mức sống, giá sinh hoạt và nhiều yếu tố khác, cĩ thể quy định tiền lương tối thiểu theo vùng: vùng đơ thị và vùng nơng thơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cũng khơng nên cĩ quá nhiều mức lương tối thiểu, việc làm như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng quản lý hành chính quan liêu với việc xác định mức lương xa rời cơ chế thị trường.

Thứ ba, trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, tiền lương thực tế phải được hình thành theo nguyên tắc “lương thỏa thuận”. Xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương; trong đĩ, đặc biệt nâng cao vai trị đại diện của tổ chức cơng đồn ở doanh nghiệp và ngành; hình thành cơ chế các bên và ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong các thương lượng tập thể cĩ thể đạt được mức tiền lương tối thiểu cao hơn so với tiền lương tối thiểu ngành, khu vực..

Thứ tư, tăng cường quản lý Nhà nước về tiền lương, tiền cơng trong khu vực sản xuất kinh doanh, hồn thiện các chế tài xử lý vi phạm, đảm bảo thực hiện nghiêm chế độ tiền lương tối thiểu. Thành lập ủy ban các bên về QHLĐ ngành và cấp quốc gia; xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia định kỳ giám sát, đánh giá và điều chỉnh mức lương tối thiểu. Xây dựng chế tài mạnh với các trường hợp vi phạm, trả lương sai quy định về tiền lương tối thiểu.

Theo các chuyên gia ILO, Việt Nam nên xây dựng luật tiền lương tối thiểu nhằm thiết lập các căn cứ, nguyên tắc xác định, điều chỉnh và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu chung gắn với thị trường lao động, cơ sở điều chỉnh tiền lương tối thiểu, các lọai tiền lương tối thiểu khác và cơ chế xác định chúng (tiền lương tối

– 70 –

thiểu ngành, vùng, doanh nghiệp), đối tượng áp dụng và khơng áp dụng tiền lương tối thiểu, thanh kiểm tra đối với vấn đề tiền lương tối thiểu

Thứ năm, Nhà Nước khơng nên can thiệp quá sâu vào việc quy định mức lương, thang bậc lương chi tiết; nên cĩ quy định bắt buộc và cĩ chế tài trong việc trích nộp BHXH, trích thưởng, tăng ca, phụ cấp độc hại …, cần được lưu ý. Từng bước, chúng ta thừa nhận SLĐ là hàng hĩa và hình thành các loại thị trường trong đĩ cĩ thị trường SLĐ, thì việc chi trả lương cho NLĐ cụ thể hãy để cho thị trường quyết định trên cơ sở mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương tối thiểu chỉ nên nhằm mục đích bảo đảm an tồn tối thiểu cho NLĐ, chứ khơng phải để khống chế mức lương bình quân do thị trường lao động quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về cơ sở Kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP. HCM (Trang 67 - 71)