6 Báo cáo thường niên NHNN năm 2004.
3.4.5. Thành lập một bộ phận chuyên trách về phân tích thông tin khách hàng
Thông tin khách hàng hiện nay được ví như một “mỏ vàng lớn”. Các nhà quản trị rất quan tâm đến việc “khai thác mỏ vàng” này bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh. Các NHTM hiện nay với khối lượng khách hàng giao dịch rất
Bọn tội phạm thường rửa tiền qua ngân hàng thông qua hình thức chuyển tiền, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại, hoặc tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản nhằm tránh sự kiểm soát của ngân hàng. Để ngân hàng có thể nhận diện hoạt động rửa tiền thì tất cả thông tin về khách hàng và các giao dịch của khách hàng cần được tập trung về một đầu mối để được xử lý và lưu giữ một cách có hệ thống. Chính vì vậy, việc các NHTM lập một bộ phận chuyên trách về phân tích thông tin khách hàng là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình và qua đó sẽ kiểm soát được nạn rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.
Để thực hiện phòng, chống rửa tiền theo tinh thần của Nghị định 74, bộ phận phân chuyên trách cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, thu thập và lưu giữ các thông tin ban đầu của khách hàng. Bộ phận giao dịch trực tiếp sẽ nhập liệu thông tin khách hàng vào hệ thống một cách đầy đủ và cập nhật thông tin nhanh chóng khi có sự thay đổi. Bộ phận chuyên trách sẽ kiểm soát tính tuân thủ của quy trình này để đảm bảo chất lượng thông tin.
Thứ hai, bộ phận phân tích thông tin khách hàng sẽ tiến hành phân loại khách hàng và báo cáo cho NHNN về các giao dịch của cá nhân hay tổ chức nếu các giao dịch này vượt mức quy định theo Nghị định 74.
Thứ ba, thông qua các thông tin tổng hợp được từ nhiều nguồn (bên trong và bên ngoài ngân hàng), bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và nhận diện những đối tượng có nguy cơ rửa tiền và đưa ra các biện pháp thích hợp hỗ trợ cho các bộ phận giao dịch, bộ phận tín dụng ngăn chặn hành vi rửa tiền qua ngân hàng.
Thứ tư, bằng các hình thức đào tạo khác nhau, bộ phận chuyên trách sẽ cập nhật thông tin, kỹ năng và kinh nghiệm cho các nhân viên ngân hàng thực hiện tốt việc phòng, chống rửa tiền.
Kết luận chương 3
Nội dung chương 3 đã trình bày các giải pháp về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các giải pháp được tập hợp và trình bày theo phạm vi và chức năng của các cơ quan Nhà nước, NHNN và các NHTM. Các giải pháp về phòng và chống rửa tiền này không độc lập mà luôn cùng hỗ trợ nhau. Chính vì vậy, để hoạt động phòng, chống rửa tiền có hiệu quả thì nên có sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cùng thực hiện.
Hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng chỉ mới là một phần trong hoạt động phòng, chống rửa tiền nói chung nhưng có thể xem đây là phần cơ bản nhất, bởi lẽ đối với bọn tội phạm rửa tiền thì ngân hàng chính là kênh truyền dẫn lớn nhất và nhiều ưu việt nhất. Chính vì vậy để giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng có hiệu quả cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều ngành có liên quan và quan trọng hơn hết chính là việc tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội “sạch”.
Dù thực hiện bất cứ giải pháp nào, trong ngắn hạn hoặc dài hạn, yếu tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu. Ý thức về chống rửa tiền phải luôn hiện diện trong mỗi người dân thì việc thực hiện các giải pháp mới có hiệu quả. Đối với người dân Việt Nam, ý thức về hoạt động rửa tiền và chống rửa tiền hãy còn mới mẻ nên việc tuyên truyền, giáo dục ý thức về vấn nạn này phải được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm tạo thành một thói quen luôn đề cao cảnh giác trước các hoạt động rửa tiền trong mọi tầng lớp dân cư./.
KẾT LUẬN
Ngân hàng đóng vai trò là “người gác cổng” của hệ thống tài chính quốc gia. chỉ có sự cảnh giác cao độ của ngân hang mới có thể ngăn chặn và phát hiện hoạt động rửa tiền và cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng thực hiện phòng, chống rửa tiền. Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam đã xuất hiện nhưng hoạt động phòng, chống rửa tiền của ngành ngân hang Việt Nam mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Nhà nước và ngành ngân hang cần sớm có giải pháp thực thi để đối phó với vấn nạn này. Qua quá trình nghiên cứu, Luận văn xin đóng góp một vài ý kiến cho vấn đề này như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền thong qua việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền; tạo cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành; trở thành thành viên chính thức của rổ chức FATF và thành lập cơ quan phòng, chống rửa tiền trực thuộc Chính phủ.
Thứ hai, tạo môi trường kinh tế phù hợp để hạn chế sự phát sinh của tiền “bẩn” và hoạt động rửa tiền như: Chính sách về thanh toán không dung tiền mặt trong nền kinh tế, phòng chống tham nhũng và xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hang hiệu quả.
Thứ ba, chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền qua việc xây dựng và thực thi các chính sách cũng như các biện pháp mang tính tác nghiệp tại Ngân hang Nhà nước và các ngân hang thương mại như: Đầu tư cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hang thương mại, xây dựng các quy định, quy trình nhằm phát hiện và ngăn chặn hoạt động rửa tiền qua ngân hang.
Với kiến thức và khả năng vẫn còn hạn chế, tôi rất mong nhận được nhiều đóng góp từ phía Quý Thầy, Cô để Luận văn được hoàn thiện hơn.