HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng Việt Nam Nam
Nền kinh tế Việt nam đã và đang thực sự trở thành một nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng là một tất yếu khách quan và chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng chính là bộ phận chiến lược phát triển trọng tâm trong chiến lược phát triển tổng thể của toàn ngành.
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và đã được Thủ tướng phê chuẩn theo Quyết định số 112/2006/QĐTTg ngày 24/05/2006. Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng như sau:
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước tự do hóa gia nhập thị trường và khuyến khích các TCTD cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng mạng lưới. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.
- Tăng trưởng huy động vốn bình quân: 18% - 20%/năm. - Tăng trưởng tín dụng bình quân: 18% - 20%/năm.
- Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động: 33% - 35%/năm.
- Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng bình quân: 25% - 30%/năm. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng: 40% - 42%. - Tỷ trọng nợ xấu so tổng dư nợ tín dụng đến năm 2010 (chuẩn quốc tế): 5% - 7%.
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến năm 2010: 8%.
Và lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
- Thẻ thanh toán, séc cá nhân và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt khác: hoàn thiện và triển khai rộng rãi từ năm 2006.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử: triển khai rộng rãi từ năm 2007.
- Sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất và tỷ giá: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Quản lý tài sản, tiền mặt: triển khai rộng rãi từ năm 2008.
- Dịch vụ bảo hiểm rủi ro hàng hoá (kim loại, dầu lửa,…): triển khai rộng rãi từ năm 2008.
- Dịch vụ bảo hiểm: triển khai rộng rãi từ năm 2007.
- Dịch vụ chứng khoán trong nước: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Đầu cơ chứng khoán quốc tế: triển khai rộng rãi từ năm 2008. - Tư vấn tài chính: triển khai rộng rãi từ năm 2009.
- Phát hành các công cụ nợ: triển khai rộng rãi từ năm 2007. - Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: phát triển dần từ năm 2008.
Với chiến lược phát triển dịch vụ như trên ngành ngân hàng Việt Nam đã dần hội nhập với xu hướng phát triển trên thế giới. Điều này đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam, một trong những thách thức đó chính là vấn nạn rửa tiền.
Dù cho các hoạt động rửa tiền có biến đổi tinh vi dưới hình thức nào chăng nữa thì ngân hàng vẫn là nơi ưu tiên được chọn để tiến hành rửa tiền, không những vì
Do đó, để chống lại nạn rửa tiền một cách cơ bản và hiệu quả, trước mắt, ta cần phải có những giải pháp thiết thực để chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng và về lâu dài hơn nữa, đó là những giải pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn ngay từ sự phát sinh các nguồn tiền “bẩn”, thiết lập hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm sớm phát hiện sự thâm nhập của các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng.
3.2. Nhóm giải pháp phòng, chống rửa tiền về phía Nhà nước
3.1.1. Ban hành Luật phòng, chống rửa tiền
Việt Nam cần sớm ban hành Luật phòng, chống rửa tiền để thay thế cho Nghị định 74 bởi tính pháp lý của luật cao hơn và điều này cũng phù hợp với các khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền.
Nghị định chống rửa tiền ở Việt Nam trước mắt cũng chỉ mới thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và hiện nay vẫn chưa có cơ chế phối hợp thực hiện như thế nào giữa các ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán, tòa án, công an và các nhà hoạch định chính sách để chống lại tội phạm rửa tiền.
Hoạt động phòng, chống rửa tiền cần sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các cơ quan, tổ chức trong Chính phủ và toàn cộng đồng xã hội. NHNN là cơ quan đầu mối về chính sách và chiến lược chống rửa tiền, đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế nhằm trao đổi thông tin; tiếp nhận và quảng bá thông tin, kiểm tra sự tuân thủ tại chỗ và từ xa. Bộ Công an là cơ quan đầu mối về ngăn chặn rửa tiền và các vấn đề tội phạm; điều tra về hoạt động rửa tiền và thông báo kết quả, cung cấp thông tin cho các cơ quan và công chúng. Các Bộ, ngành ban hành hướng dẫn cho các tổ chức, phối hợp điều tra với các cơ quan, báo cáo với NHNN. Bộ Ngoại giao,
Để có thể làm được như trên, Chính phủ phải có chính sách rõ ràng, nhất quán về hoạt động phòng, chống rửa tiền; thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bảo guồng máy hoạt động suôn sẻ.
3.2.2. Ban hành và thực thi chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế trong nền kinh tế
Trong đời sống kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phát triển, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, tùy theo mức độ phát triển về công nghệ, thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính mà nhu cầu và mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán ở các nước có sự khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng chung là thanh toán bằng tiền mặt sẽ ngày càng thu hẹp dần so với thanh toán không dùng tiền mặt. Ở Việt Nam, theo đánh giá các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt là rất phổ biến, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán là khá cao so với nhiều nước trên thế giới. Đến cuối năm 2004, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam là 20,35%6. Tại một số quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, tỷ lệ này hiện ở khoảng từ 11% - 17%. Tại các nước châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều, một số quốc gia phát triển như Thụy Điển, Na Uy… chỉ ở dưới mức 1%.
Trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM đã được cải thiện đáng kể trên nhiều phương diện: số lượng dịch vụ mới phát triển nhanh; chất lượng dịch vụ được nâng lên về tốc độ xử lý, tính chính xác, tạo thuận lợi cho khách hàng; thu nhập từ dịch vụ thanh toán của các NHTM cũng không ngừng tăng lên và quan trọng hơn là tạo cơ hội cho phát triển các hoạt động khác như huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng... Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến hiện nay, gồm: Internet Banking, E-banking,
Home Banking, Phone Banking, MobileBanking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín