6 Báo cáo thường niên NHNN năm 2004.
3.2.6. Thực hiện phòng, chống tham nhũng có hiệu quả
Một trong những nguồn gốc của tiển “bẩn” chính là tiền do tham những. Việc phòng và chống rửa tiền có thể đạt hiệu quả không nếu như ta không xem xét đến vấn đề phòng và chống tham nhũng.
Cho đến nay việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng vì nó liên quan đến nhiều người và ở nhiều vị trí cấp cao, dường như nó trở thành hệ thống. Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng vào năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2006. Điều này đã thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này. Tuy nhiên, chỉ mới dừng lại ở đó không thì chưa đủ vì phòng, chống tham nhũng dường như là một “cuộc nội chiến” kéo dài mãi mãi. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hạn chế tham nhũng đến mức thấp nhất.
Giải pháp phòng, chống tham nhũng nhìn chung gồm hai nhóm chính là phòng ngừa và xử lý.
3.2.6.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa tham nhũng
Thứ nhất, chú trọng công tác giáo dục con người. Đối với người dân, giáo dục cho mọi người, ngay từ nhỏ về đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp. Tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, có thái độ căm ghét và tinh thần kiên quyết đấu tranh
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước như:
- Công khai thủ tục hành chính;
- Công khai các trường hợp mua sắm tài sản công (kể cả các cuộc đấu thầu, tuyển dụng công chức, thuê mướn lao động...);
- Công khai ngân sách và thu chi tài chính ở tất cả các cơ quan nhà nước; - Công khai các trường hợp khiếu nại, tố cáo và quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo ấy...
Thứ ba, phòng ngừa sự xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Đây là
việc đề ra và thực hiện các quy định nhằm giúp công chức tránh được tình trạng phải đối đầu với việc xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung; nói cách khác là, làm cho công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm thu lợi riêng gây thiệt hại đến lợi ích chung. Một số biện pháp cụ thể như:
- Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức công khai, dân chủ;
- Quy định sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu một thời gian nhất định, công chức không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực công tác trước đây của mình;
Thứ tư, quy định về việc kê khai tài sản của công chức. Công chức phải kê
khai tài sản, nhất là đối với số công chức có vai trò lãnh đạo, quản lý. Tài sản được kê khai bao gồm tài sản có được cả trước và sau khi công chức được tuyển dụng, đề bạt hoặc bầu cử. Việc kê khai cần được thực hiện hàng năm và công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết.
Thứ năm, áp dụng một chế độ đãi ngộ thoả đáng với đồng lương cao tới mức
có thể để công chức yên tâm thực hiện công vụ mà không phải lo lắng hay bị câu thúc bởi những nhu cầu của cuộc sống dẫn đến việc tham nhũng.
3.2.6.2. Nhóm giải pháp xử lý tham nhũng
Thứ nhất, khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần
chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng.
Thứ hai, thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng do Nhà nước ban
hành.