Môi trường kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu 320 Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 43 - 46)

5 Phát hiện rửa tiền trong vụ án công ty xăng dầu Hàng không, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28/0/200.

2.3.2. Môi trường kinh tế Việt Nam

2.3.2.1. Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt

Nền kinh tế tiền mặt của Việt Nam hiện cũng là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động rửa tiền. Phần lớn các tội phạm rửa tiền tại Việt Nam đều thích tiền mặt bởi nó dễ dàng tiêu xài, dễ ẩn danh, các cơ quan chức năng khó kiểm soát. Các hình thức rửa tiền đơn giản nhất ở Việt Nam thường là mua ôtô, vàng, nhà, đất, đồ cổ, mua vé số.

Theo thống kê của NHNN, hiện nay lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán rất lớn, tiền mặt chiếm 20% - 23% trên tổng phương tiện thanh toán. Riêng trong khu vực Chính phủ trên 90% lương của cán bộ, công chức được trả bằng tiền mặt. Việt Nam hiện có trên 80 triệu dân với thu nhập 400 USD/người/năm. Các hình thức thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam mới dừng lại chủ yếu là séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, thanh toán điện tử, thẻ tín dụng, thẻ ATM... Tuy nhiên, các hình thức thanh toán phi tiền mặt trên lại được sử dụng một cách không triệt để, ví dụ như: các hình thức ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi chỉ được thực hiện phần lớn ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, số tiền giao dịch mỗi lần tương đối cao; hình thức thanh toán điện tử đã phát triển nhanh trong những năm gần đây nhưng người dân vẫn không quen sử dụng do thời gian chuyển tiền lâu, đặc biệt là giữa các ngân hàng không cùng hệ thống và ngoại tỉnh; thẻ tín dụng và thẻ ATM được các ngân hàng khuyến khích người dân sử dụng nhưng các địa điểm chấp nhận thẻ tín dụng rất ít nên thường được người dân sử dụng khi đi ra nước ngoài, còn thẻ ATM lại chỉ được dùng để rút tiền lương và chi xài tiền mặt trong nền kinh

2.3.2.2.Tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất trên thế giới. Tổ chức minh bạch thế giới đã xếp hạng tham nhũng Việt Nam thứ 107/159 quốc gia vào năm 2005, còn Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xếp hạng Việt Nam thứ 97/104 quốc gia.

“Báo cáo phát triển Việt Nam” năm 2005 của WB khuyến cáo mức độ tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những triệu chứng ngày càng xấu đi nghiêm trọng: “Tham nhũng đã lệch khỏi xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển”. Trong lĩnh vực học thuật, thuật ngữ “lệch hướng” được sử dụng với ý nghĩa không thể xem thường. Đó là lệch khỏi các giá trị, thậm chí là cả giá trị đạo đức, trung bình thường có.

Ban nội chính Trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển đã mở một cuộc điều tra về nạn tham nhũng từ tháng 3/2005 ở 7 tỉnh, thành phố là: Sơn La, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và 3 bộ: Công nghiệp, Xây dựng và Giao thông - Vận tải. Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông. Thông qua cuộc điều tra này, những con số được đưa ra cho thấy nạn tham nhũng ở Việt Nam đã trở nên ngày càng trầm trọng.

Có đến 40% số cán bộ công chức được hỏi cho biết đã chứng kiến hành vi

"người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc biếu quà".

Theo báo cáo, tham nhũng hiện nay vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Người tham nhũng thường có chức vụ quyền hạn, trình độ cao, am hiểu pháp luật nên hành vi tham nhũng của họ thường được che chắn rất kín đáo, khó bị phát hiện. Họ có nhiều cách để tham nhũng, chẳng hạn, gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen khá phổ biến. Có khoảng 30% số người được hỏi đã chứng kiến

Về mức độ tham nhũng, ngày nay ai cũng biết có tảng băng tham nhũng, nhưng không ai nhìn thấy tảng băng đó to lớn như thế nào. Chính vì vậy trong những năm qua, tỉnh nào, bộ nào cũng có đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, số người bị tố cáo tham nhũng ít hơn rất nhiều so với số hành vi tham nhũng mà cán bộ công chức đã chứng kiến. Tính chung, có tới 56,5% số cán bộ công chức đánh giá cấp trên trực tiếp của mình có tham nhũng, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trong đó, chỉ có 21,6% tin tưởng cấp trên của họ không tham nhũng.

Một trong những nguồn gốc của nạn rửa tiền chính là tham nhũng. Với tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng như hiện nay thì Việt Nam chắc chắn phải đối phó với nạn rửa tiền cũng ngày càng tăng hơn về quy mô cũng như tính chất phức tạp và điều này sẽ gây trở ngại rất lớn trong cuộc chiến phòng, chống rửa tiền. 2.3.2.3. Hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phải đối phó với tình trạng đô la hóa ở mức cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng nguyên nhân quan trọng là do trước đây pháp luật không thừa nhận quyền nắm giữ ngoại tệ của các cá nhân.

Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 01/06/2006 đã chính thức công nhận việc các cá nhân có quyền nắm giữ ngoại tệ. Sự thừa nhận này cho phép các cá nhân quyền được mở tài khoản và sử dụng ngoại tệ và đương nhiên họ được toàn quyền thực hiện thu chi ngoại tệ trên các tài khoản này một cách công khai. Chủ trương này của Chính phủ rất hợp lý trong quá trình tiến tới một sân chơi bình đẳng cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, kẽ hở cho

Một phần của tài liệu 320 Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)