5 Phát hiện rửa tiền trong vụ án công ty xăng dầu Hàng không, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28/0/200.
2.2.1. Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam
Trong báo cáo năm 2000, Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế (INCSR) đã sắp xếp nguy cơ rửa tiền ở các nước trên thế giới vào một hệ thống phân loại gồm có 3 mức: nhóm mức độ lo ngại cao, nhóm mức độ lo ngại trung bình và các nhóm được theo dõi. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có mức độ lo ngại trung bình. Việt Nam trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền do hệ thống thanh tra, giám sát, các hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển. Mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh toán trở nên khó khăn.
Thêm vào đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, các nhà tài trợ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều đòi hỏi Việt Nam phải có pháp luật về chống rửa tiền, nếu không có thì Việt Nam không đạt được các điều kiện để nhận các khoản tài trợ. Ngoài ra, một số nước trong khu vực đã bị FATF đưa vào danh sách “các quốc gia, vùng và lãnh thổ không hợp tác” do thiếu pháp luật về chống rửa tiền, không có đơn vị tình báo tài chính... Chắc chắn
mọi người Việt Nam đều không muốn có tên nước mình trong đó, bởi điều này có thể ảnh hưởng xấu tới hình ảnh Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế.
Càng đáng lo ngại hơn nữa khi một dạng nền kinh tế ngầm trên thị trường phi chính thức (shadow economy) hiện đang hiện diện mạnh mẽ ở Việt Nam bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng. Đây là một dạng nền kinh tế mà những bất cập trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã làm cho đồng USD và vàng vẫn còn là những phương tiện thanh toán phổ biến trong nền kinh tế. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp hoạt động chân chính cũng buộc phải sử dụng USD và vàng trong các giao dịch chính thức của mình. Đây là một cảnh báo về nguy cơ dẫn đến các hành vi rửa tiền khó lần ra dấu vết nếu như các nhà hoạch định chính sách không có những định hướng hợp lý trong chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc tháo gỡ các rào cản phi lý trên thị trường ngoại hối.
Tình trạng tham nhũng tràn lan đến mức đã trở thành một “thị trường tham nhũng” hẳn hoi, tình trạng trốn thuế, tình trạng tiêu cực lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản cùng với các dạng tổ chức tội phạm đang ngày càng phát triển nhưng các biện pháp để ngăn chận vẫn chưa mang lại thành quả như mong đợi và đây chính là nguồn gốc dẫn đến hoạt động rửa tiền.
Hiện nay có nhiều NHTM trong nước có ý định mở văn phòng đại diện tại Mỹ như: ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và NHTM cổ phần Á Châu nhưng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa thông báo chính thức không cho phép các ngân hàng trên lập văn phòng đại diện. Nguyên nhân được FED đưa ra là Việt Nam chưa có luật chống rửa tiền. Theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam cần phải có khung pháp lý về chống rửa tiền thì các ngân hàng Việt Nam mới có thể mở văn phòng tại Mỹ và văn bản pháp lý có giá trị cao nhất chính là Luật chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình sự và Luật các Tổ chức Tín dụng cũng đã quy định về những tội liên quan tới việc sử dụng, cất trữ… tiền do phạm tội mà có, nhưng do từ trước tới nay chưa có hướng dẫn thực hiện.
Như vậy, việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam là cần thiết trong tiến trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của lĩnh vực tài chính cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.