CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ

Một phần của tài liệu 320 Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 25)

PHÒNG, CHNG RA TIN TI VIT NAM

2.1. Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam trong thời gian qua

Như đã trình bày trong tiểu mục 1.1.3, ở Việt Nam chưa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng như độ lớn của nó trong nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Stoyan và cộng sự về hoạt động không chính thức của kinh tế Việt Nam cho rằng, hoạt động không chính thức của Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hướng tăng dần hàng năm. Việt Nam là một quốc gia với nền kinh tế đang phát triền, hệ thống tư pháp và tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện, đại đa số người dân có thói quen thanh toán tiền mặt, các vấn nạn chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả, đó là những điểm rất dễ bị “lợi dụng” để tội phạm rửa tiền phát triển.

Trên thực tế tại Việt Nam trong các năm qua đã xuất hiện những hoạt động tội phạm có thể xem là rửa tiền. Một số vụ án lớn có liên quan đến rửa tiền đã bị phát hiện trong thời gian qua như sau:

2.1.1. Liên quan đến hành vi li dng vic được m tài khon ti NHNN

để la đảo

Năm 1998, một nhân vật người Đức đến NHNN Việt Nam xin mở một tài khoản và nói rằng nếu cho mở tài khoản thì sau một tuần sẽ chuyển vào 100 triệu USD để cho vay trong 30 năm, với lãi suất ưu đãi 2%/năm4.

Không ít cán bộ trong NHNN Việt Nam lúc đó, kể cả lãnh đạo, cũng đã phấn khởi theo đuổi việc này. Nhưng sau khi thận trọng xem xét, tìm hiểu, lãnh đạo ngân hàng mới biết được đây là hành vi lợi dụng việc được mở tài khoản tại NHNN để lừa đảo.

Theo lời ông Lê Đức Thúy, Thống đốc NHNN Việt Nam: “Tôi cũng đã từng tiếp một số nhân vật vào Việt Nam, được cả người làm trong cơ quan bảo vệ pháp

Một phần của tài liệu 320 Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)