Liên quan đến hành vi mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoà

Một phần của tài liệu 320 Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 28 - 29)

5 Phát hiện rửa tiền trong vụ án công ty xăng dầu Hàng không, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28/0/200.

2.1.4. Liên quan đến hành vi mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoà

Thông qua văn bản số 1030 ngày 24/11/2005 gửi các tổ chức tín dụng, NHNN đã yêu cầu “đề cao cảnh giác với một số khách hàng mang quốc tịch nước ngoài tới mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoài".

Sở dĩ có khuyến cáo trên bởi theo NHNN, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số khách hàng mang quốc tịch nước ngoài tới mở tài khoản cá nhân tại NHTM để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ các ngân hàng nước ngoài gửi về.

Sau khi các chủ tài khoản này thực hiện giao dịch rút tiền, một thời gian sau NHTM nhận được thông báo từ nước ngoài gửi về đề nghị thu lại số tiền đã bị rút với lý do giao dịch bị giả mạo. Tuy nhiên, khi liên hệ với chủ tài khoản thì không liên lạc được vì các dữ liệu liên quan cũng đều là giả mạo.

Theo Công an Thành phố Hà Nội, đã xuất hiện một nhóm tội phạm người nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích giao dịch, rút ra những khoản tiền mờ ám từ các tài khoản quốc tế. Nhóm tội phạm này có thể mạo danh một cá nhân hay tổ chức quốc tế để lập tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam nhưng đều sử dụng tên tuổi, giấy tờ, điện thoại, địa chỉ liên hệ giả. Ngay sau khi thực hiện trót lọt các giao dịch rút tiền, bọn chúng lập tức hủy những tấm hộ chiếu hay số điện thoại có liên quan khiến các ngân hàng khi nhận được yêu cầu thoái hối khoản tiền đã trả cho khách hàng đều không thể liên lạc được. Đây được coi là một hình thức rửa tiền mới xuất hiện tại Việt Nam.

Và còn rất nhiều hành vi rửa tiền của bọn tội phạm trong các vụ án khác như vụ Trịnh Nguyên Thủy, vụ Hùng “xì – tẹc” buôn lậu xăng dầu, … Đó là những vụ án

lớn được cơ quan điều tra phát hiện, còn trên thực tế nhiều hoạt động rửa tiền đơn giản hơn nhiều và dễ dàng “qua mắt” các cơ quan chức năng, ví dụ như, các khoản tiền thu được do đánh bạc, bảo kê, mại dâm, ma túy, … có thể được sử dụng đưa vào các nơi kinh doanh sử dụng nhiều tiền mặt như nhà hàng, quán ăn hoặc thông qua việc mua vàng, nhà, đất, cổ phiếu, các loại đá quý, kim loại quý và các chứng từ có giá khác hoặc mua vé số trúng thưởng với giá cao hơn cả giá trị giải thưởng. Như vậy, ta thấy bọn tội phạm rửa tiền có thể hoạt động ở bất kỳ ở lĩnh vực nào, bất cứ hình thức nào, bất cứ nơi dâu và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Qua những vụ án được phát hiện gần dây cho thấy quy mô rửa tiền tại Việt Nam ngày càng lớn với mức độ tinh vi ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có nhận thức đầy đủ hơn về loại tội phạm nguy hiểm này và có những giải pháp để thực hiện một cách hiệu quả nhất ở khâu phòng ngừa hơn là xử lý hậu quả do tội phạm rửa tiền gây ra.

Một phần của tài liệu 320 Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)