5 Phát hiện rửa tiền trong vụ án công ty xăng dầu Hàng không, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28/0/200.
2.2.4. Th ực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam
2.2.4.1. Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống rửa tiền
Về công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động phòng, chống rửa tiền, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam từ cuối năm 2003 đã phối hợp với Cơ quan chuyển giao công nghệ tài chính Luxembourg tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về ngân hàng hiện đại cho các nhân viên ngân hàng là thành viên của hiệp hội. Trong đó, chú trọng chuyên sâu về công tác nhận biết, phòng và chống các hoạt động rửa tiền.
Trong năm 2006, một Chương trình hỗ trợ kỹ thuật sẽ được triển khai để Việt Nam tổ chức thực hiện quy định phòng chống rửa tiền có tổng trị giá 630,000
USD, trong đó phần tài trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 500,000 USD và 130,000 USD còn lại là phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do NHNN đóng góp từ nguồn chi nghiệp vụ của mình.
2.2.4.2. Ảnh hưởng của Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Việc cơ quan chức năng giám sát và báo cáo giao dịch "đáng ngờ" qua ngân hàng làm cho người dân và doanh nghiệp có thu nhập chân chính lo ngại, thậm chí không muốn quan hệ với ngân hàng vì có cảm giác tài sản của mình luôn bị theo dõi. Đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng số lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng sẽ giảm và người dân sẽ đầu tư vào vàng, đôla Mỹ hoặc nhà đất để bảo đảm bí mật. Còn các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phương thức thanh toán bằng tiền mặt để khỏi bị “nhòm ngó” mỗi khi giao dịch qua ngân hàng với giá trị lớn. Việc lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền càng tạo thêm áp lực tâm lý đối với người dân và doanh nghiệp, luôn lo sợ vì bất kỳ lúc nào cũng có thể bị thẩm vấn nguồn gốc những đồng tiền đang có trong tài khoản.
Thực tế trong ngày đầu tiên “chống rửa tiền” 01/08/2005 mọi hoạt động giao dịch qua ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Theo VietNamNet đưa tin ngày 01/08/2005, một cán bộ kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ (24 - Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, lượng khách đến gửi và rút tiền tại quầy giao dịch của chị vẫn như bình thường, không thay đổi. Một cán bộ ngân quỹ làm việc tại quầy giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh (Thành phố Hạ Long) cũng cho biết, lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng vẫn như mọi ngày. Một ngày quầy giao dịch của chị phục vụ khoảng gần trăm khách hàng đến rút và gửi tiền. Một vài khách hàng cũng hỏi nhân viên ngân hàng rằng áp dụng Nghị định rửa tiền có đáng lo ngại không, nhưng sau khi được giải thích họ đã không ái ngại gì và tiếp tục gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Trao đổi nhanh với VietNamNet qua điện thoại, đại diện một vài ngân hàng cổ phần khác tại Hà Nội cũng cho hay, ngày 01/08/2005 tuy là mốc áp dụng Nghị định 74 nhưng nhịp điệu làm việc của ngân hàng không biến động gì bất thường. Người dân thời
gian qua cũng có đến hỏi ngân hàng và có những người có ý định rút tiền ra, nhưng sau đó lại yên tâm gửi tiền vào lại ngân hàng.
Chúng ta sẽ thử kiểm chứng lại điều này qua việc xem xét tình hình huy động vốn của các NHTM ở các thời điểm trước và sau ngày Nghị định 74 có hiệu lực.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước nên các giao dịch kinh tế qua hệ thống ngân hàng rất đa dạng và khối lượng giao dịch cũng rất lớn. Chúng ta sẽ xem xét những ảnh hưởng của Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền đến nguồn vốn huy động qua hệ thống NHTM ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.1: Số dư vốn huy động qua hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 30/06/2005 31/12/2005 31/03/2006 30/06/2006 Tổng vốn huy động 164.370 180.970 199.180 226.195
Chia theo loại tiền gửi
Đồng Việt Nam 110.700 122.520 136.268 149.515 Ngoại tệ 53.670 58.450 62.913 76.680
Chia theo đối tượng gửi
Tiền gửi dân cư
(tiết kiệm và kỳ phiếu) 65.740 88.270 97.749 102.258 Tiền gửi tổ chức kinh tế
và cá nhân 98.630 92.700 101.432 123.937
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM
Nguồn vốn huy động của các NHTM từ 30/06/2005 đến 30/06/2006 luôn tăng trưởng liên tục. Tốc độ tăng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2005 đạt 10,10% so với 30/06/2005. Riêng 6 tháng đầu năm 2006, tốc độ tăng của nguồn vốn đạt 24,99% so với đầu năm 2006. Đặc biệt là nguồn vốn huy động được từ tiền gửi dân cư (tiết kiệm và kỳ phiếu) vẫn gia tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tương đối.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động như: - Dưới sức ép từ việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản và để đảm bảo nguồn vốn cung ứng trên thị trường tiền tệ, các NHTM trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng lãi suất huy động tăng và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi;
- Các NHTM mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động qua việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ và mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch.
- Các ngân hàng không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tuy không có một thống kê chính thức nào về sự tác động của Nghị định 74 đến tốc độ huy động vốn của các NHTM trong thời gian qua nhưng ta vẫn thấy nguồn vốn huy động qua các NHTM vẫn không giảm sút.
Lý giải cho vấn đề này ta có thể xem xét đến 2 trường hợp tác động. Thứ nhất, Nghị định 74 không có tác động đến việc huy động vốn của ngân hàng; thứ hai, Nghị định 74 chỉ có tác động ít và trong thời gian ngắn nên cũng không làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng nguồn vốn huy động, đặc biệt là lượng tiền gửi tiết kiệm mà phần lớn là tiền mặt trong nền kinh tế.
Có được kết quả như trên là do các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền về việc ban hành Nghị định 74 không nhằm hạn chế giao dịch tiền mặt mà chỉ nhằm theo dõi những khoản giao dịch không bình thường, phục vụ nguồn gốc bất hợp pháp và về sự thiết thực phải ban hành Nghị định phòng, chống rửa tiền là nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của đất nước, của cá nhân và của doanh nghiệp.
2.2.4.3. Về khía cạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong hoạt động phòng, chống rửa tiền.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) vào năm 1991. Việt Nam và Interpol đã có sự phối hợp hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhiều vụ án quốc tế có liên quan đến buôn lậu, ma tuý, khủng bố, rửa tiền, … đã bị phát hiện và xử lý kịp thời. Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các quốc gia thành viên khác của Interpol và Hiệp hội cảnh sát các nước Đông Nam Á (Aseanapol) trong đấu tranh với các loại tội phạm khác như rửa tiền, cướp biển, lừa đảo tài chính, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm trên mạng Internet.
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC) hiện là tổ chức đi đầu toàn cầu trong công tác chống tội phạm ma tuý và các tội phạm quốc tế, xuyên quốc gia: buôn người, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố, buôn bán vũ khí… UNODC và Việt Nam cũng đã có sự hợp tác rất lâu trong lĩnh vực phòng, chống các loại tội phạm này. UNODC hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nâng cao năng lực phòng chống tội phạm và ma túy, bao gồm việc tăng cường cường hệ thống lập pháp, tư pháp và hành chính. Trong thời gian tới, các dự án của UNODC tại Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực là công tác thi hành án về ma tuý, hoạt động cai nghiện ma túy ở các tỉnh phía Bắc và tăng cường năng lực trong phòng chống tội phạm rửa tiền.
Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính (FATF) được xem như là một công cụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền: có nhiệm vụ đánh giá, giám sát các biện pháp chống rửa tiền, theo dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành viên và không phải là thành viên tổ chức này.Việt Nam chỉ mới là quan sát viên chứ chưa phải là thành viên của tổ chức này. Trở thành thành viên của FATF, Việt Nam mới chứng minh với thế giới quyết tâm thực sự của mình trong việc tuyên chiến chống lại tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Ngoài ra việc trở thành thành viên của FATF còn giúp Việt Nam nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật chống rửa tiền cũng như tiến trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trở nên thuận lợi hơn.