Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua:

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 46 - 49)

2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

2.1.Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua:

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK. Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong

nước, mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng.

Có thể nói, hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Giai đoạn 2001 - 2008, dung lượng hàng hoá tham gia vào thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển cả về khối lượng và số lượng. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu 2:

Bảng 2: Kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2003-2008

Năm Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng kim ngạch XNK (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 2003 2.01 - 2.53 - 4.54 - 2004 2.65 31.84 3.20 26.48 5.85 28.85 2005 3.24 22.41 3.698 15.56 6.94 18.63 2006 3.96 22.07 4.44 20.06 8.4 21.04 2007 4.77 21.45 6.08 35.94 10.85 29.2 2008 5.21 9.26 8.15 34.21 13.35 23.24

Chung 21.41 26.45 24.19

(Nguồn: mof.gov.vn)

Qua bảng 2 có thể thấy rằng, xét về giá trị tuyệt đối thì các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch XNK đều tăng, trong đó kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (26,45%). Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch XNK giai đoạn này là tương đối cao (24,19%), vào năm 2003 kim ngạch XNK của Việt Nam mới đạt 45,4 tỷ USD thì đến năm 2007 con số này là 108,5 tỷ USD gấp 2,4 lần năm 2003.

Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế lớn và các chuyên gia trên thế giới, kinh tế thế giới đang bước vào một thời kỳ bất ổn với nhiều thách thức. Xu thế sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự biến động đó. Năm 2009 dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt khoảng 2,3-2,7% và năm 2010 đạt 2,5- 2,6%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam vì Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2008 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2007. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế ở Đông Á có xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ, chỉ có Ấn Độ là cũng đạt mức gia tăng ấn tượng ở con số 20%, còn Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đều có sự suy giảm rõ rệt về tốc độ tăng trưởng. Như vậy, đứng trước sự suy giảm về kinh tế ở Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục đi lên một cách mạnh mẽ so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực.

Nhìn chung, hoạt động XNK hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành công nhất định, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu góp phần tạo việc làm cho người lao động và đặc biệt trở thành thị trường tiềm năng cho bảo hiểm hàng hoá XNK của Việt Nam khai thác.

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 46 - 49)